Lớp 9

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (12 mẫu)

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long gồm 12 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.

Lặng lẽ Sa Pa

Bạn đang xem: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (12 mẫu)

Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã cho chúng ta thấy được sự hy sinh thầm lặng của các nhà khoa học, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Qua đó, cũng giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi đây. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa hay nhất

  • Ý nghĩa nhan Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn (2 mẫu)
  • Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa chi tiết (8 mẫu)
  • Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
  • Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Ý nghĩa nhan Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn

Mẫu 1

Sở dĩ Nguyễn Thành Long lấy nhan đề là Lặng lẽ Sa Pa: Các nhân vật không có tên riêng, gọi tên theo nghề nghiệp, dụng ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sapa ra sức lao động cống hiến sức mình xây dựng quê hương đất nước. Tác giả còn muốn nói đến thái độ cống hiến vô tư của con người trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn. Họ không hề đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mà tất cả vì ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc.

Mẫu 2

Nhắc đến Sa Pa, người ta chỉ nghĩ đến địa điểm du lịch. Nhưng thông qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả muốn nói rằng cái nơi mà là địa điểm du lịch này không chỉ là nơi du lịch mà ở tại nơi đây có biết bao nhiêu người đang lặng lẽ, âm thầm, góp phần nào cống hiến cho đất nước. Họ không hề nghĩ đến phần thưởng, họ chỉ biết rằng đây là công việc, trách nhiệm của mình mà thôi.

Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa chi tiết

Mẫu 1

Đảo chữ “lặng lẽ” lên đầu đã nhấn mạnh cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

Mẫu 2

Sa Pa là một thị trấn vùng núi nhỏ của tỉnh Lào Cai, nơi đây có vẻ đẹp của rừng núi hoang sơ, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quạnh hiu. Truyện đã khắc hoạ vẻ đẹp của những con người lao động lặng thầm. Những công việc, thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những con người rất đỗi khiêm tốn, những anh hùng vô danh. “Lặng lẽ” được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của họ. Và phải chăng đó cũng là nhịp sống bình yên, êm ả của vùng đất xa xôi và thơ mộng ấy

Như vậy, nhan đề hàm chứa cả chủ đề, đề tài và những tâm tư mà tác giả Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi Sa Pa lặng lẽ.

Mẫu 3

Khi nhắc đến Sapa người ta thường nghĩ ngay đến vẻ yên tĩnh của một nơi nghỉ ngơi lý tưởng.

Sa Pa lặng lẽ, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

Tạo ra sự đối lập nhan đề tác phẩm tác giả muốn làm nổi bật nội dung, ý nghĩa ma tác giả muốn gửi gắm.

Qua nhan đề tác phẩm, tác giả muốn gửi đến mọi người thông điệp: “Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà ta nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.”

Mẫu 4

– Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

– Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

Mẫu 5

Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

→ Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

Mẫu 6

Chúng ta đều biết, nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung hoặc tư tưởng chủ đề của tác phẩm; với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn; có những con bò đeo chuông ở cổ, có những rừng thông đẹp lung linh kỳ ảo dưới ánh nắng mặt trời. Đằng sau vẻ đẹp lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người đang thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần dự báo thời tiết. Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ sét,… tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc và cống hiến. Như vậy nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người?

Mẫu 7

Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa nói về vẻ đẹp của Sa Pa, một vẻ đẹp yên bình, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quanh hiu. Chủ yếu khắc họa vẻ đẹp của con người lao động lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa vốn yên bình lặng lẽ ấy. Những công việc, thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những người rất đỗi khiêm tốn, những anh hùng đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm cống hiến sức mình cho đất nước.

Tên nhan đề ngắn gọn mà sâu sắc. “Lặng lẽ” được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” hàm chứa cả đề tài, chủ đề và cả tình cảm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Nó là nét đặc sắc của Nguyễn Thành Long khi đặt tên cho tác phẩm của mình.

Mẫu 8

Tác giả đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng- nơi nghỉ mát nổi tiếng, lý tưởng. Thế nhưng, bên trong cái vỏ yên tĩnh, lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết đối với công việc, đối với đất nước.

Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn, chăm chú rình xem cách con ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào, để rồi nghĩ ra cách thụ phấn cho hàng vạn cây su hào, lai tạo và cho ra giống su hào to hơn, ngọt hơn, tốt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc. Đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy, họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước.

Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng của các nhà khoa học ở Sa Pa.

Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả Nguyễn Thành Long​ đặt tên cho truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch thơ mộng, nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Thế nhưng trong cái vỏ yên tĩnh lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết với công việc với đất nước. Họ là những người không có tên – tên tuổi của họ gắn liền với công việc đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn rau, chăm chỉ rình xem cách con ong lấy phấn để thụ phấn cho hoa, xu hòa lai tạo giống và cho ra giống su hào to hơn, ngọt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc, đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày nào xa cơ quan, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất, những con người ấy họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước. Nhan đề  “Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện, ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa công việc thầm lặng của các nhà khoa học nơi Sa Pa.

Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long lại đặt tên cho thiên truyện của mình là “Lặng lẽ Sa Pa” là mọt dụng ý nghệ thuật độc đáo. Sa Pa – nơi heo hút trong sương mù tận phía bắc của Tổ Quốc – nhưng lại là trung tâm của sự chú ý, kiếm tìm của con người. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi; luôn có những người làm việc hăng say cho đất nước”.

Nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” gợi về những năm 1970, nước ta vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, cuộc sống sản xuất, chiến đấu của miền Bắc lúc đó đã trở thành bối cảnh trực tiếp sản sinh những tác phẩm văn chương có giá trị như “Lặng lẽ Sa Pa”. Ở đó, các hình tượng đều tỏa sáng một tinh thần lạc quan và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Thật là nhầm lẫn nếu chỉ nghĩ rằng Sa Pa là nơi an dưỡng, nghỉ ngơi. Nguyễn Thành Long đã cho thấy rõ hơn một Sa Pa có những con người lao động nhiệt tình, hăng say, luôn sống hết mình cho Tổ Quốc. Tác giả đã rất thành công trong việc phản ánh hiện thực này.

Tập trung và rõ nét nhất là hình tượng anh thanh niên – một chàng trai hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m. Một mình anh sống tách biệt nơi núi cao, rét mướt, sương tuyết đầy khó khăn thử thách vậy mà anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp. Làm được điều đó, anh phải có một bản lĩnh vững vàng lắm.

Càng đi sâu vào cuộc sống của anh, người đọc càng thêm mến phục, tin yêu anh hơn không chỉ ở nhiệt tình cách mạng, ở sự cống hiến vô tư cho đất nước mà còn ở tấm lòng nhân ái, cởi mở và một tâm hồn say mê nghệ thuật và khoa học. Một mình trên đỉnh núi, mọi ngày bốn lần vào “ốp” để góp phần dự báo thời tiết. Nếu không ý thức được trách nhiệm đối với công việc, người ta sẽ thấy tẻ nhạt và nhàm chán, sẽ bị bao nhiêu nhu cầu đời thường lôi kéo… Nhưng với anh công việc là niềm hào hứng đầy thú vị: “công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ rất nó đi cháu buồn chết mất”. Lạ nữa là anh không hề thấy mình cô độc, vì “mình với công việc là đôi” .

Bên cạnh anh luôn có một người bạn lớn: đó là sách. Thời gian rỗi ở trên đỉnh núi anh đã sử dụng vào việc hữu ích. Anh trồng hoa, trồng cây thuốc, chăn nuôi gà và đọc sách nên cuộc sống của anh trở nên phong phú và đầy ý nghĩa tích cực. Chính suy nghĩ không bao giờ thấy mình đơn độc mà luôn gắn liền với bao nhiêu con người như mình đã giúp anh yên tâm và say mê làm việc hơn.

Ông họa sỹ cứ tưởng tượng về một căn nhà luộm thuộm… thì lại bắt gặp một vườn hoa đù sắc màu, một căn nhà gọn gàng ngăn nắp với rất nhiều sách, chứng tỏ chủ nhân phải tháo vát khéo léo, sống nền nếp và nhất là phải có tâm hồn khoáng đạt, yêu thiên nhiên, yêu đời lắm.

Nguyễn Thành Long không quên những chi tiết nhỏ nhặt, ý nhị, bồi đắp cho nhân vật của mình một cách khéo léo: một gói tam thất, một bó hoa tươi, một làn trứng, một ánh mắt vui mừng, một cái bắt tay lưu luyến, một lời tự bộc bạch chân thành… của anh thanh niên, càng làm cho ta mến yêu anh bởi tấm lòng nhân ái, cởi mở đến hồn hậu.

Anh thanh niên trẻ tuổi ấy lại là người hét mực khiên tốn và chân thành. Khi anh thây ông họa sỹ vẽ mình, anh bảo: “Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giói thiệu những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh ít nghĩ đến mình, chi nghĩ đến người khác và thành tích người khác. Anh đã giới thiệu hai ông kỹ sư dưới Sa Pa… Những chi tiết bình thường đó cứ bồi đắp mãi cho tới một lúc ta bông thấy hình tượng anh thanh niên trở nên đẹp đẽ; phi thường đáng để người ta ngưỡng mộ.

Nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” làm nổi lên mặt đối lập giữa cái con người nghĩ và cái con người nhìn thấy nơi Sa Pa. Sa Pa – nơi chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghi ngơi thì dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long, Sa Pa hiện ra với hình tượng anh thanh niên sống và làm việc hết mình – Sa Pa quả là không lặng lẽ chút nào, mà không phải chỉ có thế, ta còn bắt gặp ông kỹ sư nông nghiệp ờ vườn su hào, say mê làm việc để “củ su hào nhân dân miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn”, hại còn ông kỷ sư làm bản đồ sét, say mê tim tòi cống hiến “suốt mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình”.

Ông họa sỹ già cũng phải xúc động sửng sốt trước những vẻ đẹp này, mà cây cọ lão luyện cũng e là bất lực. Nhưng đó lại chính là “một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt lọc ra” (Tô Hoài) nên ông đã “chấp nhận thử thách”. Hình tượng hai ông kỹ sư chỉ được nói đến trong vài dòng truyện, vậy mà họ vẫn có một sức sống riêng, bởi vì họ hoàn toàn đồng điệu với anh thanh niên. Bàn tay và khối óc của họ cũng cống hiến hết mình cho đất nước, cũng một lòng nhiệt tình lao động, say mê khoa học như anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Và thế là, rất tự nhiên, một Sa Pa “có những người lảm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” đã hiển hiện trong lòng người đọc. Vẻ đẹp cuộc sống cứ cất cánh từ thiên truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” rất tự nhiên và giản dị như chính cuộc sống vậy.

Với nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long đã đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị. Mới đầu là về một Sa Pa – thành phố trong sương thơ mộng, với những đoạn tả phong cảnh rất tinh tế. Sa Pa quả là có như vậy. Nhưng sau đó người ta dần dần khám phá ra một bình diện khác. Bên trong cái lặng lẽ thơ mộng ấy là cả một nhịp điệu sống, làm việc cống hiến hết sức sôi động, khẩn trương của những con người bình thường mà cũng rất phi thường cao cả. Đúng như nhà văn Hoài Anh nhận xét: “Sa Pa không phải là nơi yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy người ta làm việc”.

Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Viết về một mảng hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa đựng bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu nhân vật chính của tác phẩm đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!