Lớp 8

Lịch sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX

Soạn Sử 8 Bài 9:  Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX là tài liệu vô cùng hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Giải bài tập Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX được biên soạn bám sát chương trình trong sách giáo khoa, tổng hợp đầy đủ lý thuyết và trả lời các bài tập phần câu hỏi và bài tập cuối bài. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 8 có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Lịch sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX

1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á, đặc biệt ở Ấn Độ. Sang đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ. Kết quả là Anh đã thắng Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị Ấn Độ. Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân nước này.

Giá trị lương thực xuất khẩu Số người chết đói
Năm Số lượng Năm Số người chết

1840

1858

1901

858 000 livrơ

3 800 000 livrơ

9 300 000 livrơ

1825 – 1850

1850 – 1875

1875 – 1900

400 000

5 000 000

15 000 000

2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay) (1857 – 1859).

Bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60 000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Chẳng bao lâu, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được hai năm thì bị thực dân Anh dốc toàn lực đàn áp dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào họng đại bác, rồi bị bắn cho tan xương nát thịt. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc.

Các phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong những năm 1875 – 1885 có tác dụng thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh. Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) – chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc. Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành hai phái. Phái “Ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách. Phái “Cấp tiến”, do Ti-lác cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh. Tháng 6 – 1908, chính quyền Anh bắt giam Ti-lắc và nhiều chiến sĩ cách mạng khác.

Chính sách thông trị và bóc lột của thực dân Anh cũng dẫn đến cao trào đấu tranh của nhân dân và công nhân Ấn Độ. Năm 1905, nhân dân Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan. Tháng 7 – 1908, ở Bom-bay công nhân tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, thành lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống lại quân đội Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. Các cuộc đấu tranh lần lượt thất bại, song phong trào yêu nước chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ không bị dập tắt, đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 9

(trang 56 sgk Lịch Sử 8):

– Qua bảng thống kê (SGK, trang 56) em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

Trả lời:

– Con số cho thấy, số lượng xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. Chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.

– Kinh tế: bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.

– Chính trị: dùng chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

– Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thể cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 9 trang 58

Bài 1 (trang 58 SGK Lịch sử 8)

Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Gợi ý đáp án:

Những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ là:

  • Cản trở sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.
  • Đời sống nhân dân cực khổ , số người chết đói gia tăng.
  • Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ sâu sắc với thực dân Anh trở nên sâu sắc.

⇒ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nổ ra chống lại ách thống trị hà khắc của thực dân Anh.

Bài 2 (trang 58 SGK Lịch sử 8)

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh là gì?

Gợi ý đáp án:

Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) – chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh là: giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

Bài 3 (trang 58 SGK Lịch sử 8)

Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

Thời gian Phong trào đấu tranh
1857-1859

Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân đứng dậy

Khởi nghĩa vũ trang

1875-1885 Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn đứng lên chống thực dân Anh
7-1908 Tổng bãi công ở Bom-bay. Đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn, được xem là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc Ấn

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!