Lớp 6

Lịch sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn lang, Âu Lạc

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 trang 72, 73, 74, 75, 76 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 14: Nhà nước Văn lang, Âu Lạc của Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X, để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 14 chương 5 trong sách giáo khoa Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn lang, Âu Lạc

Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học

I. Nhà nước Văn Lang

❓Dựa vào thông tin trong bài học và tư liệu 14.1, em hãy:

  • Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
  • Nêu phạm vi của nước Văn Lang.
  • Cho biết kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào?

Tư liệu 14.1

Trả lời:

  • Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thế kỉ VII TCN
  • Phạm vi của nhà nước Văn Lang: từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
  • Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay).

❓Dựa vào sơ đồ 14.2, em hãy trình bày về bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang.

Sơ đồ 14.2

Trả lời:

– Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

  • Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).
  • Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
  • Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

– Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

II. Nhà nước Âu Lạc

❓Quan sát các hình từ 14.3 đến 14.6 và kết hợp thông tin trong bài, em hãy cho biết nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước thời văn Lang?

Hình từ 14.3 đến 14.6

Trả lời:

Điểm mới trong tổ chức nhà nước thời Âu Lạc (so với nhà nước Văn Lang):

  • Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.
  • Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1

❓Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời
Đứng đầu nhà nước
Kinh đô

Trả lời:

Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời – Thế kỉ VI TCV – khoảng năm 208 TCN
Đứng đầu nhà nước – Hùng Vương – An Dương Vương
Kinh đô – Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) – Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)

Luyện tập 2

❓Em hãy cho biết các mốc thời gian sau gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng nào của thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

Văn Lang, Âu Lạc

Trả lời:

Mốc thời gian Sự kiện
Thế kỉ VII TCN Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thu phục các bộ lạc khác, lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Năm 214 TCN Quân tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt.
Năm 208 TCN Nhà nước Âu Lạc ra đời.
Năm 179 TCN Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt.

Vận dụng

❓Từ câu truyện bọc trăm trứng trong truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, em hiểu thế nào về 2 chữ “đồng bào” và truyền thống “tương thân tương ái” của người Việt?

Trả lời:

Ý nghĩa chữ “đồng bào: theo nghĩa đen, “đồng bào” có nghĩa là “cùng một bọc” hay là “cùng một bào thai”, là anh em ruột thịt. Như vậy, chữ “đồng bào” được hiểu là những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình (hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt).

Tương thân tương ái được hiểu là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!