Lớp 8

Giải Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật

Giải bài tập SGK Toán 8 trang 96, 97 giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 1: Hình hộp chữ nhật Hình học 8 Chương 4. Qua đó các em sẽ nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ bài tập của bài 1 Chương IV Hình học 8 tập 2.

Lý thuyết bài 1: Hình hộp chữ nhật

1. Hình hộp chữ nhật

Bạn đang xem: Giải Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật

Định nghĩa: Hình hộp chữ nhật là hình không gian có 6 mặt đều là những hình chữ nhật.

+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

+ Hai mặt đối diện nhau được xem là mặt đáy của hình hộp chữ nhật, các mặt còn lại được gọi là mặt bên

Hình hộp chữ nhật

+ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là những hình vuông.

Hình lập phương

2. Mặt phẳng và đường thẳng

+ Qua ba điểm không thẳng hàng xác định một và chỉ một mặt phẳng.

+ Qua hai đường thẳng cắt nhau xác định một và chỉ một mặt phẳng.

+ Đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đó đều thuộc mặt phẳng.

Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'

Các cạnh: AD, DD’,BC, … như là các đoạn thẳng

Mỗi mặt, chẳng hạn như mặt ABCD,BCC’B’, … là một phần của mặt phẳng

Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng ( ABCD ) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.

Giải bài tập toán 8 trang 96, 97 tập 2

Bài 1 (trang 96 SGK Toán 8 Tập 2)

Hãy kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (h.72).

Bài 1Hình 72

Xem gợi ý đáp án

Trong hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ những cạnh bằng nhau là:

AB = CD = PQ = MN

AD = QM = PN = CB

DQ = AM = BN = CP

Bài 2 (trang 96 SGK Toán 8 Tập 2)

ABCD.A1B1C1D1 là một hình hộp chữ nhật (h.73).

a) Nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O có là điểm thuộc đoạn BC1 hay không?

b) K là điểm thuộc cạnh CD, liệu K có thể là điểm thuộc cạnh BB1 hay không?

Bài 2Hình 73

Xem gợi ý đáp án

Với hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1:

a) Nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O cũng là trung điểm của đoạn C1B vì CBB1C1 là hình chữ nhật nên hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ( tính chất hình chữ nhật).

b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thuộc cạnh BB1 vì bốn điểm C, D, B, B1 không thuộc một mặt phẳng.

Bài 3 (trang 97 SGK Toán 8 Tập 2)

Các kích thước của hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 là DC = 5cm, CB = 4cm, BB1 = 3cm. Hỏi độ dài DC1 và CB1 là bao nhiêu xentimet?

Xem gợi ý đáp án

Bài 3

ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1} là hình hộp chữ nhật nên DC{C_1}{D_1};CB{B_1}{C_1} là hình chữ nhật.

Suy ra CC_1=BB_1=3cm

Delta DC{C_1} vuông tại C nên áp dụng định lí Pitago ta có:

eqalign{ & D{C_1} = sqrt {D{C^2} + C{C_1}^2} cr & ,,,,,,,,,,,; = sqrt {{5^2} + {3^2}} = sqrt {34} ,,left( {cm} right) cr}

∆CBB_1 vuông tại (B) nên áp dụng định lí Pitago ta có:

eqalign{ & C{B_1} = sqrt {C{B^2} + B{B_1}^2} cr & ,,,,,,,,,,;, = sqrt {{4^2} + {3^2}} = sqrt {25} = 5(cm) cr}

Bài 4 (trang 97 SGK Toán 8 Tập 2)

Xem hình 74a, các mũi tên hướng dẫn cách ghép các cạnh với nhau để có được một hình lập phương.

Bài 4Hình 74

Hãy điền thêm vào hình 74b các mũi tên như vậy.

Xem gợi ý đáp án

Mỗi hình vuông tương ứng với một mặt của hình lập phương có 6 mặt. Đầu tiên chúng ta giữ cố định một hình vuông ở giữa để làm một mặt trong cùng của hình lập phương, sau đó di chuyển các hình vuông còn lại theo chiều mũi tên như sau để được hình lập phương:
Bài 4

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!