Lớp 3

Soạn bài Con đường đến trường (trang 46)

Soạn bài Con đường đến trường sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập của trang 46, 47, 48, 49, 50 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 10: Con đường đến trường – Tuần 5, chủ đề Cổng trường rộng mở để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Con đường đến trường (trang 46)

Soạn bài phần Đọc: Con đường đến trường

Khởi động

Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?

Gợi ý trả lời:

Trên đường đi học, em thích quan sát quang cảnh xung quanh.

Câu 1

Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ thể hiện lên như thế nào?

Con đường đến trường

Gợi ý trả lời:

  • Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi.
  • Bề mặt đường: mấp mô
  • Hai bên đường: lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên

Câu 2

Con đường được miêu tả như thế nào?

  • Vào những ngày nắng
  • Vào mùa mưa

Gợi ý trả lời:

  • Vào những ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông
  • Vào mùa mưa: con đường lầy lội và trơn trượt.

Câu 3

Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?

Gợi ý trả lời:

Các bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì vào những ngày này, cô giáo thường đón đường, đi cùng các bạn nhỏ vào lớp.

Câu 4

Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?

Gợi ý trả lời:

Theo em, bạn nhỏ rất yêu thương, quý mến và kính trọng cô giáo của mình

Câu 5

Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

Em thấy các bạn nhỏ trong bài đọc là những bạn nhỏ chăm chỉ, ngoan ngoãn. Dù đường đến trường rất khó khăn, nguy hiểm nhưng các bạn không hề ngần ngại, đi học đầy đủ dù trời có mưa hay nắng.

Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa D, Đ

Câu 1

Viết tên riêng: Bình Dương

Câu 2

Viết câu:

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

(Nguyễn Du)

Soạn bài phần Luyện tập

Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường

M: mấp mô

Gợi ý trả lời:

Các từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường: bằng phẳng, lầy lội, sạch đẹp, thẳng tắp, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, gồ ghề, trơn trượt,…

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với từ ngữ tìm được.

Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Từ chỉ màu sắc: đỏ thắm, đen sì

Mái nhà em tô màu đỏ thắm.

Chú chó mực có bộ lông đen sì

– Từ chỉ âm thanh: xôn xao, róc rách.

Các bạn đang bàn tán xôn xao về chuyến tham quan tuần tới.

Suối chảy róc rách.

– Từ chỉ hương vị: cay, đắng

Bố em ăn cay rất giỏi.

Quả mướp này rất đắng.

Câu 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông.

xanh um, nhộn nhịp, đỏ rực, râm ran, sớm

Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa □ Tiếng ve kêu □ giữa những tán lá sấu □ Gần đến trường, khung cảnh □ hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con □ nhé!”

(Kim Ngân)

Gợi ý trả lời:

Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”

Luyện viết đoạn

Câu 1: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

G:

  • Giới thiệu về người mà em yêu quý
  • Nêu những điểm mà em thấy ấn tượng về người đó
  • Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó.

Gợi ý trả lời:

Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Mẹ em là bác sĩ. Ngoài những lúc làm việc tại bệnh viện, mẹ luôn dành thời gian để chăm sóc cho gia đình. Mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và giặt quần áo. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Món nào em thích mẹ cũng có thể làm được. Em rất thương mẹ vì công việc của mẹ rất bận rộn. Em sẽ làm việc nhà giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả.

Câu 2: Trao đổi bài của em với bạn.

  • Đọc bài của bạn và góp ý cho bạn
  • Nghe bạn góp ý cho mình
  • Sửa lại bài cho hay hơn

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!