Lớp 4

Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết (3 mẫu)

Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết thuộc tiết Kể chuyện Tuần 25, với 3 bài kể chuyện sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn kể chuyện của mình hay hơn.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Khuất phục tên cướp biển, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Tuần 25. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết (3 mẫu)

Kể lại từng đoạn câu chuyện Những chú bé không chết

Tranh 1: Năm ấy, phát xít kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận. Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân.

Tranh 2: Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

– Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

– Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

– Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

– Tao không biết

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

Tranh 3: Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

– Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

– Treo cổ nó lên! Treo cổ!

Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.

Tranh 4:

Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

– Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

– Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết

Năm ấy, phát xít Đức kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận.

Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

– Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

– Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

– Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

– Tao không biết

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

– Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

– Treo cổ nó lên! Treo cổ!

Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.

Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

– Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

– Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

Kể toàn bộ câu chuyện Những chú bé không chết

Tại đất nước Liên Xô, vùng đất của những con người anh hùng. Năm đó, quân phát xít kéo sang xâm lược, chúng hoành hành cướp bóc trắng trợn, đi tới đâu cũng nổ súng bắn giết nhiều người vô tội, trong nước lòng dân oán hận vô cùng.

Một buổi chiều, chúng âm mưu và thực hiện cuộc càn quét vào một ngôi làng nọ, khi vào thì không thấy ai, những tưởng quân du kích trốn đi rồi nên chúng an tâm lắm. Nhưng khi trời vừa tối thì nghe tiếng súng ở đâu nổ vang trời, quân phát xít hoảng loạn, tay chân run rẩy, miệng lập cập: “Bắn ở….ở …đâu thế?”.

Tên lính từ ngoài hớt hải chạy vào, không kịp thở:

– Thưa chỉ huy… bắn nhau ở ngoài bìa rừng bên kia. Một tên du kích đã bị bắt.

Một chú bé mặc chiếc áo sơ mi xanh với hàng cục trắng bị mấy tên lính dẫn vào. Chú tầm 13, 14 tuổi gì đó với nước da trắng trẻo cùng ánh đôi mắt ánh lên nỗi căm tức quân thù. Tên sĩ quan nhìn chăm chăm vào chú bé, quát lớn: “Mày là ai?”. Chú bé trả lời trong niềm kiêu hãnh: “Tao là du kích”.

– “Thế đội du kích tụi mày hoạt động ở đâu? Nói ngay, không tao bắn chết bây giờ?”. Cậu bé trả lời bằng giọng khinh bỉ: “Tao không biết”.

Đêm đó, bọn chúng tra tấn chú bé dã man hòng lấy thông tin nhưng em không hé nửa lời. Cuối cùng, em bị bắn lúc trời vừa sáng.

Đêm tiếp theo, quân du kích tiến đánh vào kho tàng của bọn phát xít, nơi chúng đóng quân. Quân đội của chúng bị tổn thất nặng nề, kho lương thực cùng vũ khí bị phá hủy, nhưng một em nhỏ trong quân du kích bị chúng bắt. Tên sĩ quan bần thần kinh ngạc khi trước mắt mình là chú bé mang áo sơ mi xanh với hàng cúc trắng mà hắn ra lệnh quân bắn chết hôm qua.

Bằng giọng điệu hách dịch, hắn lại hỏi: Mày là ai?

Chú bé tự hào trả lời: “Tao là du kích”. Hắn thấy thật điên rồ, mọi chuyện thật điên rồ, đất nước này ma quỷ đến như thế ư?, lạy chúa tôi!”. Rồi hắn điên cuồng ra lệnh lập tức treo cổ em. Chao ôi! Thật khốn khổ! Chúng xem mạng người như cây cỏ, bắn giết chẳng nương tay.

Đêm thứ ba, quân du kích tiếp tục đột phá, tấn công trực tiếp vào sở chỉ huy. Quân phát xít chạy tán loạn, bắt sống bọn đầu não, trong đó có tên sĩ quan chỉ huy đêm qua. Quân dù kích đêm hắn vào rừng. Khi được mở băng bịt mắt, hắn bàng hoàng khi thấy một chú bé mang áo sơ mi với hàng cúc trắng đứng cạnh một người du kích đứng tuổi, khuôn mặt đầy nghiêm nghị và cương trực. Hắn quỳ sụp xuống dưới chân cậu, hai tay chắp lạy, miệng không ngớt lời van xin: ” Xin ngài làm ơn tha tội cho tôi, tha tội cho tôi, tôi đâu ngờ ngài lại chết đi sống lại như phù thủy thế này?”. Giờ đây, khi được người phiên dịch cho biết sự thật, hắn mới nhận ra rằng hai đứa bé mà hắn thẳng tay giết chết hôm trước là anh trai của chú bé đứng trước mặt mình – con của người du kích đứng tuổi. Hắn vò đầu bứt tai thét lên một tiếng rồi gục xuống trong đau khổ.

Cuối cùng, kẻ độc ác kia phải đền tội, lòng dũng cảm của các em nhỏ chống phát xít thật ngời sáng và cao đẹp biết bao. Quân lính có thể giết chết thể xác các em, nhưng chẳng bao giờ có thể giết chết được lòng yêu nước vô bờ bến trong trái tim những người chiến sĩ nhỏ.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!