Tổng hợp câu hỏi môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)
Tổng hợp câu hỏi môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.
Bài tập Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo bao gồm toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa có đáp án chi tiết, lời giải kèm theo. Qua đó giúp các em có thêm nhiều gợi ý để soạn bài trước khi đến lớp. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên nhanh chóng xây dựng giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: Tổng hợp câu hỏi môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo (Có đáp án)
Câu hỏi: Đọc Lời của cây
Câu hỏi 1: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Bài giải:
– Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.
– Khổ thơ cuối là lời của cây.
– Dựa vào những câu thơ được tác giả miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây nên ta xác định năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đối với khổ thơ cuối, tác khẳng định được đó là lời của cây bởi tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa, chính thức xưng “tôi”.
Câu hỏi: Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?
Trả lời:
Em đã quan sát quá trình lớn lên của chú chó con nhà em từ lúc mới được chó mẹ sinh ra đến bây giờ khi nó trưởng thành. Em cảm thấy thật là kì diệu và vô cùng thích thú bởi sự phát triển thay đổi rõ rệt của chú chó.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”?
Trả lời:
Hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, đã khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt nhưng cũng đầy sự dễ thương.
Câu hỏi 2: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4.
Trả lời:
Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm:
+ Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai.
+ Khổ 3: nằm, nghe.
+ Khổ 4: kiêng, nghe, đón.
Câu hỏi 2: Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.
Bài giải:
Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ:
– Khi còn là hạt: ” nằm lặng thinh”.
– Khi đã lên mầm: “nhú lên giọt sữa”, “thì thầm”, “kiêng gió bắc”, “kiêng mưa giông”, “đón tia nắng hồng”.
– Khi đã thành cây: “nghe màu xanh”, “bắt đầu bập bẹ”, “góp xanh đất trời”.
Câu hỏi 3: Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?
Bài giải:
Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.
Câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì.
Bài giải:
– Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt.
– Đó là tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây.
Câu hỏi 5: Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng.
Bài giải:
– Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ.
– Tác dụng: đã làm những câu thở trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình gợi cảm và đầy sinh động.
Câu hỏi 6: Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”?
Bài giải:
– Nhịp thơ 2/2 dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.
– Nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) nói lên sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm.
– Việc sử dung cách gieo vần, ngắt nhịp vậy đã kiến bài thơ trở nên sinh động với tiết tấu vui tươi, đầy phù hợp với nội dung của bài thơ.
Câu hỏi 7: Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
Bài giải:
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên.
- Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non. Bởi mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Bên cạnh đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.
Câu hỏi 8: Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vào chúng.
Bài giải:
Tôi là chú mèo Mi Mi, được cậu chủ nhặt từ ngoài đường về. Mặc dù vậy, tôi luôn được cậu yêu chiều như con cưng trong nhà. Mỗi ngày trôi qua với tôi đều là một ngày tràn ngập vui vẻ . Cậu chủ luôn âu yếm, vuốt ve tôi, và thường ôm tôi mỗi tối đi ngủ. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc bởi những điều cậu chủ dành cho tôi.
Câu hỏi Đọc Sang thu
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa.
Trả lời:
Em cảm thấy vô cùng thích thú, và muốn ngắm nhìn từ những điều nhỏ bé nhất thay đổi trong thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”?
Trả lời:
Theo em, hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” là hình ảnh đặc sắc thể hiện thời điểm giao mùa thu và mùa hạ. Có thể thấy được sự bịn rịn, lưu luyến của cảnh sắc và đám mấy đầy tâm trạng.
Câu hỏi 2: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?
Trả lời:
Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần đều diễn tả cảm giác, trạng thái, thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế nhưng cũng đầy sự ngập ngừng, chầm chậm, như muốn níu giữ thời gian vào khoảnh khắc giao mùa.
Câu hỏi 1: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Bài giải:
Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ – thu đã được thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh và câu thơ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Đám mây như chiếc cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Hàm chứa trong đó nhiều sự lưu luyến, bịn rịn, đồng thời mang đầy tâm trạng của thi nhân.
Câu hỏi 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?
Bài giải:
– Các từ ngữ miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ:
+Bỗng: Ngạc nhiên, bâng khuâng.
+ Phả vào: hương thơm bốc mạnh tỏa ra thành luồng, chứ không thoang thoảng. Nhà thơ vừa thấy hương ổi, vừa cảm nhận được cái se lạnh của gió đầu thu.
+ Chùng chình: nhân hóa, có ý vừa nhởn nhơ, chậm chạp vương vất bên ngõ xóm đường làng.
+ Hình như : Mùa thu về chưa thật rõ ràng, thu về đột ngột nhưng thật nhẹ nhàng làm cho nhà thơ chưa dám tin, chưa dám chắc.
Những hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ:
+ Hương vị: “bỗng nhận ra hương ổi” – mùi ổi chín lan tỏa trong không gian.
+ Hình ảnh: cơn gió se, sương thu, dòng sông, đàn chim bay vội vã, từng đám mây lững lờ trôi, nắng nhạt hơn, mưa cũng vơi dần và tiếng sấm thưa dần.
=> Qua đó, ta thấy được nhà thơ Hữu Thỉnh là một người có tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của quê hương, đất nước. Đó là những cảm nhận vô cùng tinh tế cùng sự quan sát đầy tỉ mỉ đã bộc lộ rõ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của ông.
Câu hỏi 3: Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bàu thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?
Bài giải:
Trong bài Sang thu, việc sử dụng những câu thơ ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế, độc đáo đã thể hiện được sự phong phú phú của khoảnh khắc giao mùa, làm cho cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ hòa quyện với tâm trạng của tác giả, giúp bộc lộ được những điều mà tác giả đã gửi gắm.
Câu hỏi 4: Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
Bài giải:
– Theo em, chủ đề của bài thơ thể hiện những rung động, cảm nhận tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh về những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. Đồng thời diễn tả những chiêm nghiệm sâu lắng của nhà thơ.
– Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: bước vào tuổi trung niên, con người sẽ bình tĩnh hơn để đón nhận những thay đổi bất ngờ của cuộc sống, những sóng gió của cuộc đời. Đồng thời, cũng là lời khẳng định đất nước sẽ vững vàng hơn trong mọi khó khăn, thử thách phía trước và vững bước tiến vào tương lai.
Câu hỏi 5: Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì Sao?
Bài giải:
Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì sẽ không lột tả được hết những mong muốn, gửi gắm của tác giả vào bài thơ. Bởi nhan đề “Sang thu” đã thể hiện cách lựa chọn thời gian, bắc cầu giữa hai mùa. Ngoài ra, “sang thu” còn là đời người. Đời người sang thu nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc sống. Vì vậy, nếu sửa nhan đề, chúng ta sẽ không thấy được rõ ý nghĩa của bài thơ.
Câu hỏi 6: Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
Bài giải:
Thông qua bài thơ Sang thu, em thấy tác giả Hữu Thỉnh đã có cảm nhận và quan sát vô cùng tinh tế với những hình ảnh giàu sức biểu cảm qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên.
Câu hỏi 7: Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích sự lựa chọn của em.
Bài giải:
Em thích nhất từ “phả” trong câu thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Bởi từ “phả” là động từ giúp em hình dung ra được mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió làm lan tỏa đến tâm trí con người, khắp không gian.
……….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung bài tập
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7