Lớp 10

Soạn bài Con đường không chọn – Kết nối tri thức 10

Văn bản Con đường không chọn sẽ được tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 10, sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Soạn bài Con đường không chọn
Soạn bài Con đường không chọn

Chính vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Con đường không chọn, mời các bạn học sinh cùng tham khảo dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Con đường không chọn – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Con đường không chọn

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?

Mỗi người đều từng cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn.

Câu 2. Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?

  • Để đưa ra quyết định lựa chọn cần lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của bản thân.
  • Ý kiến: May mắn/Tiếc nuối.

Đọc văn bản

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

  • Nhân vật trữ tình: tôi – một người lữ hành
  • Tình huống: Đứng trước hai con đường và phải lựa chọn một trong hai con đường.

Câu 2. Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

Hai lỗi rẽ: Nằm giữa rừng lá vàng, một lối rẽ trải dài khuất dạng sau một bụi cây, còn lối rẽ bên kia có một mặt cỏ rậm trên mặt đường và có chút ít dấu mòn không rõ.

Câu 3. Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

Lối rẽ ít có ai đi.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?

“Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ ẩn dụ cho đường đời và những khúc ngoặt mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có lúc phải lựa chọn.

Câu 2. Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “Con đường không chọn” nhằm làm rõ một tâm lí phổ biến của con người thường nuối tiếc về những gì mình đã không chọn vì phần lớn những lựa chọn đều bất toàn, không dẫn đến điều mong đợi.

Câu 3. Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ?

  • Hai lối rẽ trong rừng gần như giống nhau: nhiều cây cỏ, bụi rậm…
  • Con người thường khó lựa chọn trước những cùng cấp, cùng giá trị.

Câu 4. Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?

Nhân vật trữ tình là một người lữ hành. Tình huống mà nhân vật trữ tình phải đối mặt thực sự rất khó khăn vì anh ta không thể cùng lúc đi trên hai con đường. Nhưng nếu lựa chọn từ bỏ thì cuộc hành trình sẽ không thể bắt đầu và anh ta sẽ chỉ mãi giậm chân tại chỗ.

Câu 5. Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?

Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Nhưng anh ta không thực sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn.

Câu 6. Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?

  • Ý kiến: Đồng cảm.
  • Nguyên nhân: Con người thường rơi vào trạng thái do dự, phân vân khi phải đưa ra lựa chọn.

Câu 7. Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.

Con người cần có những lựa chọn đúng đắn; Khi lựa chọn cần dứt khoát, quyết tâm…

Kết nối đọc – viết

Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!