Lớp 7

Toán 7 Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 11, 12, 13, 14 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 22 Chương VI – Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Toán 7 Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận

Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14 tập 2

Bài 6.17

Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.

x

2

4

5

?

?

?

y

-6

?

?

9

18

1,5

Viết công thức mô tả mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng x và y.

Gợi ý đáp án:

x

2

4

5

-3

-6

-0,5

y

-6

-12

-15

9

18

1,5

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, có dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = dfrac{{ - 6}}{2} = - 3 nên ta có công thức y = -3. x

Bài 6.18

Theo bảng giá trị dưới đây, hai đại lượng x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ thuận không?

Bài 6.18

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: dfrac{5}{{15}} = dfrac{9}{{27}} = dfrac{{15}}{{45}} = dfrac{{24}}{{72}} nên 2 đại lượng x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

b) Ta có: dfrac{4}{8} = dfrac{8}{{16}} = dfrac{{25}}{{50}} ne dfrac{{16}}{{30}} nên 2 đại lượng x, y không là hai đại lượng tỉ lệ thuận. dfrac{5}{{15}} = dfrac{9}{{27}} = dfrac{{15}}{{45}} = dfrac{{24}}{{72}}

Bài 6.19

Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a, x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b. Hỏi y có tỉ lệ thuận với z không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a nên y = a.x

Vì x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b nên x = b.z

Do đó, y = a.x = a.(b.z ) = (a.b).z ( a,b là hằng số vì a,b là các hằng số)

Vậy y có tỉ lệ thuận với z và hệ số tỉ lệ là a.b

Bài 6.20

Hai bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng tương ứng bằng nhau, nhưng chiều cao của bể thứ nhất bằng dfrac{3}{4} chiều cao của bể thứ hai. Để bơm đầy nước vào bể thứ nhất mất 4,5 giờ. Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai (nếu dùng máy bơm có cùng công suất)?

Gợi ý đáp án:

Gọi thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai là x (giờ) (x > 0)

Vì 2 bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng tương ứng bằng nhau và máy bơm có cùng công suất nên chiều cao bể nước và thời gian đầy bể là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:

dfrac{3}{4} = dfrac{{4,5}}{x} Rightarrow x = dfrac{{4.4,5}}{3} = 6(thỏa mãn)

Vậy thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai là 6 giờ

Bài 6.21

Để chuẩn bị cho học sinh làm thí nghiệm, cô Hương chia 1,5 lít hóa chất thành ba phần tỉ lệ thuận với 4;5;6 và đựng trong ba chiếc lọ. Hỏi mỗi chiếc lọ đựng bao nhiêu lít hóa chất đó?

Gợi ý đáp án:

Gọi thể tích 3 phần lần lượt là x,y,z (lít) (x,y,z > 0)

Vì cô Hương chia 1,5 lít hóa chất thành ba phần nên x+y+z=1,5

Vì ba phần tỉ lệ thuận với 4;5;6 nên dfrac{x}{4} = dfrac{y}{5} = dfrac{z}{6}

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

begin{array}{l}dfrac{x}{4} = dfrac{y}{5} = dfrac{z}{6} = dfrac{{x + y + z}}{{4 + 5 + 6}} = dfrac{{1,5}}{{15}} = 0,1\ Rightarrow x = 0,1.4 = 0,4\y = 0,1.5 = 0,5\z = 0,1.6 = 0,6end{array}

Vậy 3 chiếc lọ đựng lần lượt là 0,4 lít, 0,5 lít, 0,6 lít hóa chất.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!