Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo để biết cách giải phần Thực hành, Vận dụng và các bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 trang 55, 56 sách Chân trời sáng tạo.
Với toàn bộ lời giải rất chi tiết, trình bày khoa học sẽ giúp các em biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 2 Chương II. Đồng thời, chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp. Chi tiết mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Vận dụng và Thực hành
Vận dụng 1
Cho các số nguyên a, b, c sao cho:
a > 2; b < -7; - 1 < c < 1.
Hỏi trong các số nói trên, số nào là số nguyên dương, số nào là nguyên âm và số nào bằng 0?
Gợi ý đáp án:
Vì a > 2, mà 2 > 0 nên a > 0 hay a là số nguyên dương.
Vì b < -7, mà – 7 < 0 nên b < 0 hay b là số nguyên âm.
Vì – 1 < c < 1, mà c là số nguyên nên c = 0.
Vận dụng 2
Một số sinh vật biển sống gần mặt nước, trong khi đó một số khác lại sống rất sâu dưới đáy đại dương. Hãy sắp xếp các sinh vật biển sau theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống.
Gợi ý đáp án:
Vì – 180 (m) > – 1 000 (m) > – 4 000 (m) > – 6 000 (m)
=> Thứ tự sắp xếp các sinh vật biển theo thứ tự giảm dần của độ cao của môi trường sống như sau:
Cá cờ xanh (Blue marlin) —> Cá hố (Ribbon fish) —> Cá đèn (Lantern fish) —> Sao biển (Brittle fish).
Thực hành
So sánh các cặp số nguyên sau:
a) – 10 và – 9; b) 2 và – 15; c) 0 và – 3.
Gợi ý đáp án:
a. Trên trục số, ta thấy số – 10 nằm ở bên trái số – 9
=> – 10 < - 9.
b. Trên trục số, ta thấy số – 15 nằm ở bên trái số 2
=> – 15 < 2 hay 2 > – 15.
c. Trên trục số, ta thấy số – 3 nằm bên trái số 0
=> – 3 < 0 hay 0 > – 3.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 56 tập 1
Bài 1
So sánh các cặp số sau:
a) 6 và 5;
d) – 8 và – 6;
b) – 5 và 0;
e) 3 và – 10;
c) – 6 và 5;
g) – 2 và – 5
Gợi ý đáp án:
a) 6 > 5
d) – 8 < -6
b) – 5 < 0
e) 3 > – 10
c) – 6 < 5
g) – 2 > – 5
Bài 2
Tìm số đối của các số nguyên: 5; – 4; – 1; 0; 10; – 2 0 21.
Gợi ý đáp án:
- Số đối của – 5 là 5.
- Số đối của – 4 là 4.
- Số đối của – 1 là 1.
- Số đối của 0 là 0.
- Số đối của 10 là – 10.
- Số đối của – 2 021 là 2 021.
Bài 3
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và biểu diễn chúng trên trục số:
2; – 4; 6; 4; 8; 0; – 2; – 8; -6.
Gợi ý đáp án:
* Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: – 8 < - 6 < - 4 < - 2 < 0 < 2 < 4 < 6 < 8.
* Biểu diễn trên trục số:
Bài 4
Hãy liệt kê các phần từ của mỗi tập hợp sau:
a) A = {a ∈ Z | – 4 < a < - 1};
c) C ={c ∈ Z | – 3 < c < 0};
b) B = {b ∈ Z | – 2 < b < 3};
d) D ={d ∈ Z | – 1 < d < 6}.
Gợi ý đáp án:
a) A = {- 3; – 2}
c) C = {- 2; -1}
b) B = {- 1; 0; 1; 2}
d) D = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
Bài 5
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ (oC) mùa đông tại các điểm sau đây của nước Mỹ: Hawaii (Ha–oai) 12 oC, Montana (Mon– ta–na) –2 oC, Alaska (A-la-xca) –51 oC, New York (Niu Oóc) -15 oC, Florida (Phlo-ra-đa) 8 oC.
Gợi ý đáp án:
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ như sau: –51 oC < -15 oC < –2 oC < 8 oC < 12 oC.
Vậy các địa điểm có nhiệt độ theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là: Alaska (A-la-xca); New York (Niu Oóc); Montana (Mon– ta–na); Florida (Phlo-ra-đa); Hawaii (Ha–oai).
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6