Lớp 6

Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

Giải Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng, Ba điểm không thẳng hàng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi Hoạt động, Thực hành, cũng như 5 bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo trang 74, 75, 76.

Toàn bộ lời giải được trình bày khoa học, chi tiết, giúp các em rèn kỹ năng giải Toán, rồi so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Nhờ đó, sẽ ôn tập tốt Bài 2 Chương 8: Hình học phẳng – Các hình hình học cơ bản. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình nhé:

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động

Hoạt động 1

Hãy tìm cách trồng 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây. Nếu mỗi cây được xem là một điểm, vẽ hình thể hiện cách trồng các cây đó.

Gợi ý đáp án:

Cách trồng 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây:

Bước 1: Trồng ba cây đều cùng thuộc một đường thẳng (như hình vẽ).

Cây táo

Bước 2: Trồng hàng cây thứ hai đi qua hai cây còn lại và đi qua một trong ba cây vừa trồng ở hàng thứ nhất. Ta trồng được 5 cây táo thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 cây.

Chẳng hạn: Trồng hàng thứ hai đi qua hai cây còn lại và đi qua cây ở giữa (trong ba cây vừa trồng).

Ta có hình vẽ:

Cây táo

Nếu mỗi cây được xem là một điểm thì hình vẽ thể hiện cách trồng các cây đó như sau:

Ba điểm

Hoạt động 2

Quan sát đèn giao thông ở hình bên. Đèn màu nào nằm giữa hai đèn còn lại?

Đèn

Gợi ý đáp án:

Ta coi ba đèn giao thông này là ba điểm, ba điểm này thẳng hàng. Vậy đèn màu vàng nằm giữa hai đèn còn lại.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành

Thực hành 1

Trên Hình 2, hãy chỉ ra ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng.

Hình 2

– Dùng thước thẳng để kiểm tra xem ba điểm nào trên Hình 3 là thẳng hàng.

Hình 3

– Vẽ vào vở hai điểm A, B như Hình 4. Em vẽ thêm hai điểm C và D sao cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và ba điểm A, B, D cũng thẳng hàng. Hãy vẽ ba vị trí khác nhau của điểm C.

Hình 4

Gợi ý đáp án:

– Trên Hình 2 có:

+ Ba điểm M, N, Q cùng thuộc đường thẳng b nên ba điểm này thẳng hàng.

+ Hai điểm M, N cùng thuộc đường thẳng b và điểm P không thuộc đường thẳng b nên ba điểm này không thẳng hàng.

Vậy trên Hình 2, ba điểm M, N, Q thẳng hàng và ba điểm M, N, P không thẳng hàng.

(Ta cũng có thể chọn các bộ ba điểm không thẳng hàng khác như: M, Q, P hoặc N, Q, P).

– Trên Hình 3 có:

+ Ba điểm P, S, Q cùng nằm trên một đường thẳng nên ba điểm này thẳng hàng.

* Kiểm tra bộ ba điểm N, S, R và M, P, R có thẳng hàng hay không:

+ Kiểm tra bộ ba điểm N, S, R:

• Đặt thước dọc theo hai trong ba điểm N, S, R. Chẳng hạn: đường thẳng đi qua hai điểm N và S (như hình vẽ).

• Kiểm tra điểm R có nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm kia hay không.

Hình 3

Ba điểm thẳng hàng là M, P, R

Nhận thấy: Điểm R không thuộc đường thẳng đi qua hai điểm N và S.

Do đó ba điểm N, S, R không thẳng hàng.

+ Kiểm tra bộ ba điểm M, P, R:

• Đặt thước dọc theo hai trong ba điểm M, P, R. Chẳng hạn: đường thẳng đi qua hai điểm M và P (như hình vẽ).

• Kiểm tra điểm R có nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm kia hay không.

Hình 3

Nhận thấy: Điểm R không thuộc đường thẳng đi qua hai điểm M và P.

Do đó ba điểm M, P, R thẳng hàng.

Vậy bộ ba điểm thẳng hàng trên Hình 3 là (P, S, Q); (M, P, R).

– Ba điểm A, B, C thẳng hàng và ba điểm A, B, D cũng thẳng hàng nên bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng.

Cách vẽ ba vị trí khác nhau của điểm C thỏa mãn yêu cầu đề bài:

Bước 1: Vẽ vào vở hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 3: Lấy điểm D bất kỳ thuộc đường thẳng AB. Chẳng hạn: điểm D thuộc đường thẳng AB và nằm bên phải điểm B.

Vẽ hình

Bước 4: Lấy điểm C thuộc đường thẳng AB. Ba vị trí khác nhau của điểm C là:

Vị trí thứ nhất: Điểm C thuộc đường thẳng AB và nằm bên trái điểm A (như hình vẽ).

Vẽ hình

Vị trí thứ hai: Điểm C thuộc đường thẳng AB và nằm giữa hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Vị trí thứ ba: Điểm C thuộc đường thẳng AB và nằm giữa hai điểm B và D (như hình vẽ).

Vẽ hình

Thực hành 2

Em vẽ hai điểm A và B trên giấy. Hãy vẽ thêm điểm C sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

Gợi ý đáp án:

Cách vẽ điểm C sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C (hai điểm A, B cho trước).

Bước 1: Vẽ hai điểm A và B trên giấy (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B (như hình vẽ).

Vẽ hình

Bước 3: Lấy điểm C nằm trên đường thẳng AB sao cho A nằm giữa hai điểm B và C (như hình vẽ).

Vẽ hình

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 76 tập 2

Bài 1

Trong hình bên, cho bốn điểm A,B,C,D thuộc đường thẳng m và điểm E không thuộc đường thẳng m. Hãy nêu các bộ ba điểm thẳng hàng và các bộ ba điểm không thẳng hàng.

Bài 1

Gợi ý đáp án:

Bộ ba điểm thẳng hàng: (A, B, C) ; (B, C, D); ( A, C, D); (A, B, D)

Bộ ba điểm không thẳng hàng: (A, B, E); ( A, C, E); ( A, D, E); ( B,C, E), (B, D, E) (C, D, E)

Bài 2

Trong hình bên, em hãy dự đoán xem ba điểm nào thẳng hàng. Sau đó hãy dùng thước để kiểm tra kết quả.

Bài 2

Gợi ý đáp án:

Các điểm thẳng hàng là: (G, K, P); ( E, K, F); (H,K,Q)

Bài 3

Trong hình bên, hãy chỉ ra các điểm

a) Nằm giữa hai điểm M và N

b) Không nằm giữa hai điểm E và G

Bài 3

Gợi ý đáp án:

a) Điểm nằm giữa hai điểm M và N là: E, F, G

b) Điểm không nằm giữa hai điểm E và G: M và N

Bài 4

a) Cho hai điểm M và P. Hãy vẽ thêm điểm N sao cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm M, P nằm cùng phía đối với điểm N.

b) Vẽ hai điểm trên một tờ giấy trắng. Không dùng thước, em hãy tìm cách vẽ thêm một điểm thứ ba sao cho ba điểm đó thẳng hàng.

Gợi ý đáp án:

a)

Bài 4

Bài 5

Em hãy lấy ví dụ một số hình ảnh của ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng trong thực tiễn.

Gợi ý đáp án:

Ba điểm thẳng hàng: 3 cây thẳng hàng, 3 cọc thẳng hàng,….

Ba điểm không thẳng hàng: 3 chiếc bánh của xe rùa,…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!