Lớp 6

Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên

Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, trả lời các câu hỏi Luyện tập, Vận dụng, cũng như các bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 trang 62, 63, 64, 65, 66 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Với toàn bộ lời giải chi tiết trong bài viết dưới đây, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 14 Chương III. Vậy mời các em cùng theo dõi để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, cũng như các bài tập cô giáo giao về nhà:

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1

Thực hiện các phép cộng sau:

a) (- 12) + (- 48)

b) (- 236) + (- 1 025)

Gợi ý đáp án:

a. Ta có:

(- 12) + (- 48)

= – (12 + 48)

= -60

b. Ta có:

(- 236) + (- 1 025)

= – (236 + 1 025)

= – 1 261.

Vận dụng 1

Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):

Vận dụng 1

Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?

Gợi ý đáp án:

Tàu ở độ cao -135m và còn phải lặn thêm 45m, tức là đi -45m nữa mới đến A.

=> A nằm ở độ cao: (-135) + ( -45) = – (135 + 45) = – 180 (mét)

Vậy điểm A nằm ở độ cao – 180 mét.

Luyện tập 2

Tìm số đối của mỗi số 5 và -2 rồi biểu diễn chúng trên cùng một trục số.

Gợi ý đáp án:

– Số đối của 5 là -5;

– Số đối của -2 là 2.

Biểu diễn trên trục số:

Luyện tập 2

Luyện tập 3

Tính một cách hợp lí:

a) (-2019) + (-550) + (-451)

b) (-2) + 5 + (-6) + 9

Gợi ý đáp án:

a) (-2 019) + (-550) + (-451)

= [(-2 019) + (-451)] + (-550) —> (tính chất giao hoán và kết hợp)

= – (2 019 + 451) + (-550)

= (- 2 470) + (- 550)

= – (2 470 + 550)

= – 3 020

b) (-2) + 5 + (-6) + 9

= [(-2) + (-6)] + (5 + 9)—> (tính chất giao hoán và kết hợp)

= – (2 + 6) +14

= (-8) + 14

= 14 – 8 = 6

Vận dụng 2

Sử dụng phép cộng hai số nguyên khác dấu để giải bài toán sau:

Một máy thăm dò đáy biển ngày hôm trước hoạt động ở độ cao – 946 m (so với mực nước biển). Ngày hôm sau người ta cho máy nổi lên 55 m so với hôm trước. Hỏi ngày hôm sau máy thăm dò đáy biển hoạt động ở độ cao nào?

Gợi ý đáp án:

Ta có: Máy di chuyển theo chiều dương

(Vì máy nổi lên 55 m so với hôm trước)

=> Ngày hôm sau, máy thăm dò hoạt động ở độ cao là:

(- 946) + 55 = – (946 -55) = -891 (m)

Kết luận: Ngày hôm sau máy thăm dò hoạt động ở độ cao -891 m.

Luyện tập 4

Tính các hiệu sau:

a) 5 – (-3)      b) (-7) – 8

Gợi ý đáp án:

a) 5 – (-3) = 5 + 3 = 8

b) (-7) – 8 = (- 7) + (- 8) = – (7 + 8) = -15

Vận dụng 3

Nhiệt độ bên ngoài của một máy bay ở độ cao 10 000 m là – 48oC. Khi hạ cánh, nhiệt độ ở sân bay là 27oC. Hỏi nhiệt độ bên ngoài của máy bay khi ở độ cao 10 000 m và khi hạ cánh chênh lệch bao nhiêu độ C?

Gợi ý đáp án:

Sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh là:

27 – (- 48) = 27 + 48 = 75oC

Kết luận: Nhiệt độ chênh lệch nhau 75 oC.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66 tập 1

Bài 3.9

Tính tổng hai số cùng dấu

a) (-7) + (-2)

c) (-11) + (-7)

b) (-8) + (-5)

d) (-6) + (-15)

Gợi ý đáp án:

a) (-7) + (-2) = -9

c) (-11) + (-7) = -18

b) (-8) + (-5) = -13

d) (-6) + (-15) = -21

Bài 3.10

Tính tổng hai số khác dấu

a) 6 + (-2)

c) (-10) + 4

b) 9 + (-3)

d) (-1) + 8

Gợi ý đáp án:

a) 6 + (-2) = 4

c) (-10) + 4 = -6

b) 9 + (-3) = 6

d) (-1) + 8 = 7

Bài 3.11

Biểu diễn số -4 và số đối của nó trên một trục số

Gợi ý đáp án:

Số đối của 4 là -4. Ta biểu diễn chúng trên trục số:

Bài 3.11

Bài 3.12

Thực hiện các phép trừ sau:

a) 9 – (-2)

c) 27 – 30

b) (-7) – 4

d) (-63) – (-15)

Gợi ý đáp án:

a) 9 – (-2) = 11

c) 27 – 30 = -3

b) (-7) – 4 = -11

d) (-63) – (-15) = -80

Bài 3.13

Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ. Ta quy ước chiều dương từ C đến B (nghĩa là vận tốc và quãng đường từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilômét nếu vận tốc của chúng lần lượt là:

a) 11km/h và 6km/h

b) 11km/h và -6km/h

Bài 3.13

Gợi ý đáp án:

a) Hai ca nô cách nhau: 11 – 6 = 5 (km)

b) Hai ca nô cách nhau: 11 – (-6) = 17 (km)

Bài 3.14

Mỗi hình sau mô tả phép tính nào?

Bài 3.14

Gợi ý đáp án:

a) Hình vẽ mô tả phép tính: (-5) + 3 = -2

b) Hình vẽ mô tả phép tính: 2 – 5 = -3

Bài 3.15

Tính nhẩm:

a) (-3) + (-2)

c) (-35) + (-15)

b) (-8) – 7

d) 12 – (-8)

Gợi ý đáp án:

a) (-3) + (-2) = -5

c) (-35) + (-15) = -50

b) (-8) – 7 = -15

d) 12 – (-8) = 20

Bài 3.16

Tính một cách hợp lí:

a) 152 + (-73) – (-18) – 127

b) 7 + 8 + (-9) + (-10)

Gợi ý đáp án:

a) 152 + (-73) – (-18) – 127 = [152 – (-18)] – [127 – (-73)] = 170 – 200 = -30

b) 7 + 8 + (-9) + (-10) = 15 + (-19) = -4

Bài 3.17

Tính giá trị của biểu thức (-156) – x, khi:

a) x = -26

b) x = 76

c) x = (-28) – (-143)

Gợi ý đáp án:

a) (-156) – x = (-156) – (-26) = -130

b) (-156) – x = (-156) – 76 = -232

c) (-156) – x = (-156) – (-28) + (-143) = -271

Bài 3.18

Thay mỗi dấu ” * ” bằng một chữ số thích hợp để có :

a) overline{-6*})+(-34)=-100

b) (-789) + overline{2**}=-515

Gợi ý đáp án:

a) overline{-6*})+(-34)=-100

⇒ (overline{-6*}) = -100 - (-34)

⇒ (overline{-6*}) = 66

Vậy dấu * là chữ số 6

b) (-789) + overline{2**}=-515

⇒ (overline{2**}) = -515 - (-789)

⇒ (overline{2**}) = 274

Vậy hai dấu * lần lượt là 7 và 4

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!