Lớp 6

Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Giải Toán lớp 6 Bài 10: Số nguyên tố, hợp số sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác.

Tài liệu được biên soạn chi tiết, chính xác và đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa Cánh diều trang 42, 43 giúp các em xem gợi ý giải các bài tập của bài 10: Số nguyên tố, hợp số. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Giải câu hỏi Toán 6 phần Luyện tập vận dụng

Hoạt động 1

a) Tìm các ước của mỗi số sau: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 17, 34.

b) Trong các số trên, những số nào có hai ước, những số nào có nhiều hơn hai ước?

Giải:

a) Các ước của 2 là: 1; 2

Các ước của 3 là: 1; 3

Các ước của 4 là: 1; 2; 4

Các ước của 5 là: 1; 5

Các ước của 6 là: 1; 2; 3; 6

Các ước của 7 là: 1; 7

Các ước của 17 là: 1; 17

Các ước của 34 là: 1; 2; 17; 34.

b)

Các số 2, 3, 5, 7, 17 chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Các số đó được gọi là số nguyên tố.

Các số 4, 6, 34 có nhiều hơn hai ước. Các số đó được gọi là hợp số.

Câu 1

Cho các số 11, 29, 35, 38. Trong các số đó:

a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao?

Giải:

a) + Số 11 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 11.

+ Số 29 là số nguyên tổ vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 29.

b) + Ta có số 35 có chữ số tận cùng là 5 nên nó chia hết cho 5

Do đó số 35 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 35, nó còn có ít nhất một ước nữa là 5.

+ Ta có số 38 có chữ số tận cùng là 8 nên nó chia hết cho 2

Do đó số 38 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 38, nó còn có ít nhất một ước nữa là 2.

Câu 2

Tìm các ước nguyên tố của: 23, 24, 26, 27.

Giải:

Để tìm các ước nguyên tố của một số thì ta tìm các ước của số đó trước, rồi xét xem trong các ước đó, ước nào là số nguyên tố thì số đó được gọi là ước nguyên tố của số đã cho.

+ Để tìm các ước của số 23 ta lấy 23 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 23. Các phép chia hết là: 23 : 1 = 23; 23 : 23 = 1.

Do đó các ước của số 23 là: 1; 23, trong hai ước này ta thấy số 23 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó)

Vậy ước nguyên tố của số 23 là 23.

(Cách giải khác: Vì 23 là số nguyên tố nên ước nguyên tố của 23 là 23.)

+ Để tìm các ước của số 24 ta lấy 24 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 24. Các phép chia hết là:

24 : 1 = 24; 24 : 2 = 12; 24 : 3 = 8; 24 : 4 = 6; 24: 6 = 4; 24 : 8 = 3; 24 : 12 = 2; 24 : 24 = 1

Do đó các ước của số 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24, trong đó chỉ có 2 và 3 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó)

Vậy các ước nguyên tố của số 24 là: 2 và 3.

+ Để tìm các ước của số 26 ta lấy 26 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 26. Các phép chia hết là:

26 : 1 = 26; 26 : 2 = 13; 26 : 13 = 2; 26 : 26 = 1

Do đó các ước của số 26 là: 1; 2; 13; 26, trong đó chỉ có số 2 và 13 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó)

Vậy các ước nguyên tố của 26 là: 2 và 13

+ Để tìm các ước của số 27 ta lấy 27 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 27. Các phép chia hết là:

27 : 1 = 27; 27 : 3 = 9; 27 : 9 = 3; 27 : 27 = 1

Do đó các ước của số 27 là: 1; 3; 9; 27, trong đó chỉ có số 3 là số nguyên tố (vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó)

Vậy ước nguyên tố của 27 là: 3.

Câu 3

Viết hai số chỉ có ước nguyên tố là 3.

Giải:

Theo bài Luyện tập 2 (Trang 42/SGK), số chỉ có ước nguyên tố là 3 là 27

Ta cũng có thể tìm được các số khác thỏa mãn yêu cầu bài toán, ví dụ như các số: 3; 9; 81; 243;…

Nhận xét: Các số tự nhiên có dạng 3n với n là số tự nhiên khác 0 đều là các số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Giải Toán 6 trang 42, 43 phần bài tập

Bài 1

Cho các số 36, 37, 69, 75. Trong các số đó

a) Số nào là nguyên tố? Vì sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

  1. Số 37 là số nguyên tố. Bởi vì có 2 ước số là 1 và chính nó.
  2. Số 36, 69, 75 là hợp số. Bởi vì có nhiều hơn 2 ước số

Bài 2

Hãy chỉ ra một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50

Gợi ý đáp án:

Một số nguyên tố lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 là: 41

Bài 3

Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?

a) Mỗi số tự nhiên không là số nguyên tố thì sẽ là hợp số

b) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ

c) 3 là ước nguyên tố của 6 nên 3 cũng là ước nguyên tố của 18

d) Mọi số tự nhiên đều có ước số nguyên tố

Gợi ý đáp án:

  1. S ai => Bởi vì số 1 và 0 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.
  2. Sai => Bởi vì có 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất
  3. Đúng
  4. Đúng

Bài 4

Tìm các ước số nguyên tố của: 36, 49, 70

Gợi ý đáp án:

  • Các ước số nguyên tố của 36 là: 1, 2, 3
  • Các ước số nguyên tố của 49 là: 1, 7
  • Các ước số nguyên tố của 70 là: 1, 2, 5, 7

Bài 5

Hãy viết 3 số:

a) Chỉ có ước nguyên tố là 2

b) Chỉ có ước nguyên tố là 5

Gợi ý đáp án:

  1. a) 3 số chỉ có ước nguyên tố là 2: 2, 8, 4
  2. b) 3 số chỉ có ước nguyên tố là 5: 5, 25, 125

Bài 6

Bạn An nói với bạn Bình: “Đầu tiên tôi có 11 là số nguyên tố. Cộng 2 vào 11 tôi được 13 là số nguyên tố. Cộng 4 vào 13 tôi được 17 cũng là số nguyên tố. Tiếp theo cộng 6 vào 17 tôi được 23 cũng là số nguyên tố. Cứ thực hiện như thế, mọi số nhận được đều là số nguyên tố”. Hỏi cách tìm số nguyên tố bạn An có đúng không?

Gợi ý đáp án:

Cách tìm số nguyên tố bạn An có đúng. Vì mỗi lần cộng như ta đều nhận được là số nguyên tố.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!