Lớp 3

Toán 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính

Giải Toán lớp 3 trang 76, 77, 78 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Tìm thành phần chưa biết của phép tính của chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

Giải SGK Toán 3 trang 76, 77, 78 Cánh diều tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Toán 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính

Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 76, 77, 78 tập 2

Bài 1

Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính sau:

Bài 1

Lời giải:

Muốn tìm một số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

a) 10 + 5 = 15

123 + 7 = 130

b) 5 + 4 = 9

320 + 50 = 370

c) 2 000 + 1 400 = 3 400

48 + 652 = 700

a) Số cần tìm là:

15 – 10 = 5;

130 – 123 = 7.

Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là 5; 7.

b) Số cần tìm là:

9 – 4 = 5;

370 – 50 = 320.

Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là 5; 320.

c) Số cần tìm là:

3 400 – 2 000 = 1 400;

700 – 652 = 48.

Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là 1 400; 48.

Bài 2

Số?

Bài 2

Lời giải:

Muốn tìm tổng, ta lấy số hạng cộng số hạng.

Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.

+ Ở cột 2, số hạng thứ nhất là 10, số hạng thứ 2 là 6.

Vậy tổng của hai số hạng là:

10 + 6 = 16.

+ Tương tự ở cột 3, tổng của hai số hạng là:

76 + 8 = 84.

+ Ở cột 4, số hạng thứ nhất là 16, tổng là 26

Vậy số hạng còn lại là:

26 – 16 = 10.

+ Tương tự ở cột 5, số hạng còn lại là:

37 – 12 = 25.

+ Ở cột 6, số hạng còn lại là:

12 – 8 = 4.

+ Ở cột 7, số hạng còn lại là:

95 – 85 = 10

Ta điền vào bảng như sau:

Bài 2

Bài 3

Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính sau:

Bài 3

Lời giải:

Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

a) 18 – 8 = 10

50 – 20 = 30

b) 16 – 4 = 12

50 – 5 = 45

c) 236 – 226 = 10

721 – 21 = 700

a) Để tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Số cần tìm là:

10 + 8 = 18;

30 + 20 = 50.

b) Để tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Số cần tìm là:

16 – 12 = 4;

50 – 45 = 5.

c) Số cần tìm là:

10 + 226 = 236;

721 – 700 = 21.

Bài 4

Số?

Bài 4

Lời giải:

Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

* Ở cột 2, số bị trừ là 33, số trừ là 7.

Khi đó hiệu là:

33 – 7 = 26.

* Ở cột 3, số trừ bằng 8, hiệu bằng 43.

Khi đó số bị trừ là:

43 + 8 = 51.

* Thực hiện tương tự ở cột 4, 5, ta được số bị trừ lần lượt là:

9 + 27 = 36;

22 + 32 = 54.

* Ở cột 6, số bị trừ là 82, hiệu là 32.

Khi đó số trừ là:

82 – 32 = 50.

* Thực hiện tương tự ở cột 7, 8 ta được số trừ lần lượt là:

164 – 100 = 64;

2 340 – 2 300 = 40.

Ta điền vào bảng như sau:

Số bị trừ

33

51

36

54

82

164

2 340

Số trừ

7

8

27

32

50

64

40

Hiệu

26

43

9

22

32

100

2 300

Bài 5

a) Lúc đầu trong ổ có 10 quả trứng, một số quả trứng đã nở, còn lại 6 quả trứng chưa nở. Hỏi có mấy quả trứng đã nở?

b) Anh Nam mua vé vào xem hội chợ hết 12 000 đồng, người bán vé trả lại anh Nam 8 000 đồng. Hỏi anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền?

Bài 5

Lời giải:

a) Số quả trứng đã nỡ là:

10 – 6 = 4 (quả)

Đáp số: 4 quả trứng.

b) Số tiền anh Nam đã đưa cho người bán vé là:

12 000 + 8 000 = 20 000 (đồng)

Đáp số: 20 000 đồng.

Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 78 tập 2

Bài 6

a) Viết một phép cộng, ví dụ: 175 + 207 = ?

Tính tổng rồi sử dụng phép trừ để kiểm tra lại kết quả.

Bài 6

b) Viết một phép trừ, ví dụ: 209 – 76 = ?

Tính hiệu rồi sử dụng phép cộng để kiểm tra lại kết quả.

Bài 6

c) Viết phép cộng, phép trừ khác rồi cùng bạn tính và kiểm tra lại kết quả.

Lời giải:

a) Ví dụ: 3 112 + 110

Bài 6

b) Ví dụ: 202 – 110 = ?

Bài 6

c) Em có thể nghĩ ra một phép tính khác rồi tính cùng bạn.

Em tự đưa ra phép tính và thực hành cùng với bạn tương tự như câu a, b.

Ví dụ khác:

1234 + 456

Bài 6

1234 – 456

Bài 6

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!