Lớp 7

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được những kiến thức cơ bản về văn bản hành chính.

Chính vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Soạn văn Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

I. Thế nào là văn bản hành chính?

1. Đọc các văn bản trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

Gợi ý:

a. Khi muốn truyền đạt một ý kiến hay một vấn đề nào đó cho ai hay một số người nhất định biết thì cần dùng đến văn bản hành chính.

b. Mục đích mỗi văn bản:

  • Văn bản thông báo: truyền đạt nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dưới.
  • Văn bản đề nghị: truyền đạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới một cơ quan.
  • Văn bản báo cáo: truyền đạt kết quả của một công việc, một quá trình.

c. Ba loại văn bản trên:

  • Giống nhau: hình thức (các phần, mục…).
  • Khác nhau: mục đích, nội dung của văn bản.

d. Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…

3. Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính – công vụ). Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, hình thức trình bày…

Gợi ý:

– Mục đích: Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn.

– Hình thức:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản;
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
  • Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
  • Chữ ký và họ tên người gửi văn bản.

Tổng kết:

– Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn.

– Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục đích nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản;
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
  • Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
  • Chữ ký và họ tên người gửi văn bản.

II. Luyện tập

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản tương ứng với mỗi trường hợp đó là gì?

1. Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.

2. Thầy HIệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.

3. Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.

4. Hôm qua đi học ề chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.

5. Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đề muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.

6. Bị ốm không đi tham quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy.

Gợi ý:

– Các trường hợp còn lại dùng văn bản hành chính.

  • Tình huống 1: Dùng văn bản thông báo.
  • Tình huống 2: Dùng văn bản báo cáo.
  • Tình huống 4: Phải viết Đơn xin nghỉ học.
  • Tình huống 5: Dùng văn bản đề nghị.

– Có hai trường hợp không dùng văn bản hành chính: trường hợp 3 và 6.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!