Lớp 7

Soạn bài Thủy tiên tháng Một – Kết nối tri thức 7

Bài Soạn văn 7: Thủy tiên tháng Một, sẽ được THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu với nội dung chi tiết và đầy đủ.

Soạn bài Thủy tiên tháng Một
Soạn bài Thủy tiên tháng Một

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Thủy tiên tháng Một – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Thủy tiên tháng Một

Trước khi đọc

Câu 1. “Thời tiết bây giờ khó lường thật!” – Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Cảm nhận: Sự lo lắng, bất an trước việc thời tiết thay đổi thất thường sẽ gây ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.

Câu 2. Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Một số loài động thực, vật bị tuyệt chủng. Điều đó gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.

Đọc văn bản

Câu 1. Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”?

Nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ, và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn. Nó không giống nhau trên các vùng địa lí. Nó nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, đồng thời nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội loài người có thể điều chỉnh.

Câu 2. Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?

Những cơn mưa lớn chưa từng thấy, những đợt nắng nóng kéo dài, mùa đông lạnh khác thường…

Sau khi đọc

Câu 1. Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.

Cụm từ: Sự rối loạn khí hậu toàn cầu

Câu 2. Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?

– Nhan đề gợi cho người đọc nhiều ấn tượng, suy nghĩ về nội dung của văn bản.

– Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt”:

  • Gợi ra nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai trong văn bản.
  • Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý cơ bản của tác phẩm là biến đổi khí hậu đã dẫn đến những vận động khác thường của muôn loài: Ở Bơ-the-xđa, bang Me-ri-lân, hoa thủy tiên vốn nở vào tháng Ba, nhưng vào năm nay lại nở vào tháng đầu tháng Một, đó chính là sự bất thường.

Câu 3. “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

– “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

  • Các kiểu thời tiết bất thường – từ những đợt nắng nóng ở nơi này đến tuyết dài ở nơi kia…
  • Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực ẩm ướt hơn và khô hạn hơn cùng một lúc.

– Một số bằng chứng:

  • Thiên tai xảy ra nhiều hơn.
  • Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng…

Câu 4. Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

– Đoạn văn: “Tại sao chúng ta lại đồng thời… lớn lao tiềm ẩn”.

– Nguyên nhân: Đoạn văn đã lí giải tạo sao thời tiết lại tồn tại đồng thời hai thái cực.

Câu 5. Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

Tác giả đã trích dẫn nguồn từ các trang thông tin như trang CNN.com, báo Niu Ooc Thai-mơ hay các nhận định, quan điểm của các nhà khoa học: Han-tơ Lu-vin, Giôn – hô – đơ – rơn…

Câu 6. Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

– Những số liệu gồm: 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất; ít nhất 62 người thiệt mạng, đợt sóng cao đến 4,6 m; 68 hòn đảo của Man-đi-vơ; nhiệt độ xuống -22 độ C; -18 độ C ở Chi-lê; tuyết rơi dày 25cm; mức cũ 2,5 đến 5 cm; 1,8 thì quá sức ngạc nhiên.

– Các số liệu này giúp văn bản trở nên chính xác, cụ thể và giàu tính thuyết phục hơn.

Câu 7. Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

Con người cần phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, để làm giảm tối đa những tác hại của sự biến đổi khí hậu.

Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!