Toán 3: Các số trong phạm vi 10 000
Giải Toán lớp 3 trang 4, 5, 6 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Các số trong phạm vi 10 000 của chủ đề 3: Các số trong phạm vi 100 000.
Giải SGK Toán 3 trang 4, 5, 6 Cánh diều tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Toán 3: Các số trong phạm vi 10 000
Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 5, 6 tập 2
Bài 1
Số?
Đáp án:
Em quan sát hình vẽ, đếm số khối lập phương rồi điền số thích hợp vào ô trống
* Hình 1
Như vậy, số thích hợp để điền vào ô trống là: 1 200
* Hình 2
Như vậy số thích hợp để điền vào ô trống là 2400.
Ta điền như sau:
Bài 2
a) Viết các số sau: sáu nghìn, mười nghìn, một nghìn ba trăm, bốn nghìn năm trăm, bảy nghìn tám trăm.
b) Đọc các số sau: 7000, 5 300, 8 400, 9 000, 10 000.
Đáp án:
Em viết số (hoặc đọc số) theo thứ tự hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị
a) Viết các số:
- sáu nghìn: 6 000;
- mười nghìn: 10 000;
- một nghìn ba trăm: 1 300;
- bốn nghìn năm trăm: 4 500;
- bảy nghìn tám trăm: 7 800.
b) Đọc các số:
- 7 000: bảy nghìn;
- 5 300: năm nghìn ba trăm;
- 8 400: tám nghìn bốn trăm;
- 9 000: chín nghìn;
- 10 000: mười nghìn.
Bài 3
Số?
Đáp án:
a) Các số trên được viết theo thứ tự tăng dần, số đứng sau hơn số đứng trước 1000 đơn vị.
Do đó, khi điền các số còn thiếu vào ô trống, em chỉ cần đếm thêm 1000 (bắt đầu từ số 1000) để hoàn thành bài toán.
b) Các số trên được viết theo thứ tự tăng dần, số đứng sau hơn số đứng trước 100 đơn vị. Do đó, khi điền các số còn thiếu vào ô trống, em chỉ cần đếm thêm 100 (bắt đầu từ số 6700) để hoàn thành bài toán.
Ta điền như sau:
Bài 4
Đếm, viết rồi đọc số khối lập phương (theo mẫu):
Đáp án:
Em quan sát ví dụ mẫu và đọc số khối lập phương ở mỗi trường hợp.
Viết (hoặc đọc số) lần lượt từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
a) Ta viết được số 3 243. Đọc là: Ba nghìn hai trăm bốn mươi ba.
b) Ta viết được số 2 354. Đọc là: Hai nghìn ba trăm năm mươi tư.
Bài 5
a) Viết các số sau: một nghìn hai trăm sáu mươi chín, năm nghìn tám trăm mười ba, chín nghìn bốn trăm bảy mươi lăm, sáu nghìn sáu trăm chín mươi, ba nghìn hai trăm linh sáu.
b) Đọc các số sau: 4 765, 6 494, 3 120, 8 017.
Đáp án:
Em cần viết (hoặc đọc) các số lần lượt theo thứ tự từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
a) Viết các số:
- một nghìn hai trăm sáu mươi chín: 1 269;
- năm nghìn tám trăm mười ba: 5 813;
- chín nghìn bốn trăm bảy mươi lăm: 9 475;
- sáu nghìn sáu trăm chín mươi: 6 690;
- ba nghìn hai trăm linh sáu: 3 206.
b) Đọc các số:
- 4 765: bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm;
- 6 494: sáu nghìn bốn trăm chín mươi bốn;
- 3 120: ba nghìn một trăm hai mươi;
- 8 017: tám nghìn không trăm mười bảy.
Bài 6
Hãy đọc năm sinh của các thành viên trong gia đình ở bức tranh sau:
Đáp án:
Em đọc năm sinh của mỗi người lần lượt từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Dung sinh năm 2014: hai nghìn không trăm mười bốn.
- Ông nội sinh năm 1955: một nghìn chín trăm năm mươi lăm.
- Bà nội sinh năm 1960: một nghìn chín trăm sáu mươi.
- Mẹ sinh năm 1989: một nghìn chín trăm tám mươi chín.
- Bố sinh năm 1985: một nghìn chín trăm tám mươi lăm.
- Em Bách sinh năm 2020: một nghìn không trăm hai mươi.
Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 6 tập 2
Bài 7
Đi bộ khoảng 4000 bước mỗi ngày giúp chúng ta có trái tim khỏe mạnh, tránh nhiều bệnh tật và luôn vui tươi. Em hãy cùng với người thân trong gia đình ước lượng xem mỗi người đi bộ được khoảng bao nhiêu bước chân một ngày.
Đáp án:
Học sinh tự ước lượng số bước chân đi trong ngày của mỗi thành viên trong gia đình.
Chẳng hạn: Bố đi bộ khoảng 5 000 bước chân mỗi ngày; mẹ đi bộ khoảng 5 500 bước chân mỗi ngày
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3