Lớp 3

Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến (3 mẫu)

Những lễ hội là một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ trong đời sống của con người. Hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước diễn ra rất nhiều lễ hội, mang nét đặc trưng riêng của từng vùng miền. Vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu tài liệu Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến, nhằm giúp ích cho học sinh khi muốn lập dàn ý cho bài tập làm văn của mình.

Dàn ý thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến
Dàn ý thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến

Dưới đây bao gồm 3 mẫu dàn ý, dành cho học sinh lớp 3. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

Bạn đang xem: Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến (3 mẫu)

Dàn ý thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Mẫu 1

1. Mở đoạn

Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể.

Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và rất mong chờ đến ngày lễ hội được tổ chức.

2. Thân đoạn

– Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim…)

– Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

– Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước…).

– Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
  • Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người…)
  • Chuẩn bị về địa điểm…

– Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội…)

– Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi…)

3. Kết đoạn

Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Dàn ý thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Mẫu 2

1. Mở đoạn

Dẫn dắt, giới thiệu về lễ hội mà em đã được chứng kiến.

2. Thân đoạn

  • Tên của lễ hội: Hội Lim, Hội Gióng, Hội đền Hùng…
  • Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày, tháng năm cụ thể…
  • Địa điểm diễn ra lễ hội: sân đình, nhà văn hóa…
  • Một số hoạt động diễn ra trong lễ hội: Dâng hương, kéo co, đấu vật, múa rối nước..
  • Cảm xúc, thái độ của người tham gia: Vui vẻ, háo hức, mong chờ…

3. Kết đoạn

Cảm xúc của em về lễ hội em đã chứng kiến.

Dàn ý thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Mẫu 3

1. Mở đoạn

Giới thiệu về lễ hội: Hội gì?

2. Thân bài

  • Lễ hội diễn ra ở đâu? Khi nào?
  • Diễn biến của lễ hội: Bắt đầu, Tiếp theo, Kết thúc
  • Cảm xúc sau khi chứng kiến lễ hội: vui vẻ, háo hức…

3. Kết bài

Khẳng định vai trò của lễ hội đối với quê hương.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!