Lớp 8

Giải Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Giải bài tập SGK Toán 8 Tập 2 trang 9, 10 giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải. Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 2 Chương 3 trong sách giáo khoa Toán 8 Tập 2.

Lý thuyết Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn

Bạn đang xem: Giải Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Phương trình có dạng ax+b=0, với a và b là hai số đã cho và ane0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

2. Hai quy tắc biến đổi phương trình

a) Quy tắc chuyển vế

Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

b) Quy tắc nhân với một số

Trong một phương trình, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế với cùng một số khác 0.

3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn

Bước 1: Chuyển vế ax = -b

Bước 2: Chia hai vế cho a ta được: x = dfrac{-b}{a}

Bước 3: Kết luận nghiệm: S = left { dfrac{-b}{a} right }

Tổng quát phương trình ax+b=0 (với ane0) được giải như sau:

ax + b = 0 Leftrightarrow ax = -b Leftrightarrow x = dfrac{-b}{a}

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là x= dfrac{-b}{a}

Giải bài tập toán 8 trang 9, 10 tập 2

Bài 6 (trang 9 SGK Toán 8 Tập 2)

Tính diện tích S của hình thang ABCD theo x bằng hai cách:

1) Tính theo công thức: S = BH x (BC + DA) : 2

2) S = SABH + SBCKH + SCKD

Sau đó, sử dụng giả thiết S = 20 để thu được hai phương trình tương đương với nhau. Trong hai phương trình ấy, có phương trình nào là phương trình bậc nhất không?

Bài 6

Xem gợi ý đáp án

Gọi S là diện tích hình thang ABCD.

1) Theo công thức

S = dfrac{BH(BC+DA)}{2}

Ta có: AD = AH + HK + KD

Rightarrow AD = 7 + x + 4 = 11 + x

BHbot HK, CKbot HK (giả thiết)

Mà BC//HK (vì ABCD là hình thang)

Do đó BHbot BC, CKbot BC

Tứ giác BCKH có bốn góc vuông nên BCKH là hình chữ nhật

Mặt khác: BH=HK=x (giả thiết) nên BCKH là hình vuông

Rightarrow BH = BC =CK=KH= x

Thay BH=x, BC=x, DA=11+x vào biểu thức tính S ta được:

S = dfrac{{xleft( {x + 11 + x} right)}}{2} = dfrac{{x(11 + 2x)}}{2}=dfrac{{11x + 2{x^2}}}{2}

2) Ta có:

eqalign{ & S = {S_{ABH}} + {S_{BCKH}} + {S_{CKD}} cr & ,,,,, = {1 over 2}BH.AH + BH.HK + {1 over 2}CK.KD cr & ,,,,, = {1 over 2}x.7 + x.x + {1 over 2}.x.4 cr & ,,,,, = {7 over 2}x + {x^2} + 2x cr & ,,,,, =x^2+{11 over 2}x cr}

Vậy S = 20 ta có hai phương trình:

dfrac{{11x + 2{x^2}}}{2}= 20 (1)

dfrac{11}{2}x + x^2 = 20 (2)

Hai phương trình trên tương đương và cả hai phương trình không có phương trình nào là phương trình bậc nhất.

Bài 7 (trang 10 SGK Toán 8 Tập 2)

Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:

a) 1 + x = 0

d) 3y = 0

b) x + x2 = 0

e) 0x – 3 = 0.

c) 1 – 2t = 0

Xem gợi ý đáp án

Phương trình dạng ax+ b= 0, với a, b là hai số đã cho và a ≠ 0 , được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

a. Phương trình 1 + x = 0 là phương trình bậc nhất với a = 1 ; b = 1.

b.  Phương trình x + x2 = 0 không phải phương trình bậc nhất vì có chứa x2 bậc hai.

c. Phương trình 1 – 2t = 0 là phương trình bậc nhất ẩn t với a = -2 và b = 1.

d. Phương trình 3y = 0 là phương trình bậc nhất ẩn y với a = 3 và b = 0.

e. Phương trình 0x – 3 = 0 không phải phương trình bậc nhất vì hệ số bậc nhất a = 0.

Bài 8 (trang 10 SGK Toán 8 Tập 2)

Giải các phương trình:

a) 4x – 20 = 0

c) x – 5 = 3 – x

b) 2x + x + 12 = 0

d) 7 – 3x = 9 – x

Xem gợi ý đáp án

a) 4x – 20 = 0

⇔ 4x = 20

⇔ x = 20 : 4

⇔ x = 5

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5.

b) 2x + x + 12 = 0

⇔ 3x + 12 = 0

⇔ 3x = -12

⇔ x = -12 : 3

⇔ x = -4

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = -4

c) x – 5 = 3 – x

⇔ x + x = 5 + 3

⇔ 2x = 8

⇔ x = 8 : 2

⇔ x = 4

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 4

d) 7 – 3x = 9 – x

⇔ 7 – 9 = 3x – x

⇔ -2 = 2x

⇔ -2 : 2 = x

⇔ -1 = x

⇔ x = -1

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -1.

Bài 9 (trang 10 SGK Toán 8 Tập 2)

Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.

a) 3x – 11 = 0

b) 12 + 7x = 0

c) 10 – 4x = 2x – 3

Xem gợi ý đáp án

a. 3x -11 = 0

Leftrightarrow 3x = 11

Leftrightarrow x = dfrac{11}{3}

Leftrightarrow x approx 3, 67

Vậy nghiệm gần đúng của phương trình là x approx 3,67.

. 12 + 7x = 0

Leftrightarrow 7x = -12

Leftrightarrow x = dfrac{-12}{7}

Leftrightarrow x approx -1,71

Vậy nghiệm gần đúng của phương trình là x approx - 1,71

c. 10 – 4x = 2x – 3

Leftrightarrow -4x - 2x = -3 - 10

Leftrightarrow -6x = -13

Leftrightarrow x = dfrac{-13}{-6}

Leftrightarrow x approx 2,17

Vậy nghiệm gần đúng của phương trình là x approx 2,17

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!