Lớp 8

Hoá học 8 Bài 31: Tính chất – Ứng dụng của hiđro

Hoá 8 Bài 31 giúp các em học sinh lớp 8 củng cố các kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học của Hidro. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 8 chương 5 trang 109.

Việc giải bài tập Hóa học 8 bài 31 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hoá học 8 Bài 31: Tính chất – Ứng dụng của hiđro

Lý thuyết Tính chất – Ứng dụng của hiđro

  • Kí hiệu hóa học: H
  • Nguyên tử khối (NTK): 1
  • CTHH đơn chất H2
  • PTK: 2
  • Hóa trị: I

1. Tính chất vật lý

– Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học của hiđro

a. Tác dụng với phi kim

Có thể tác dụng với một số phi kim: O2, Cl2, Br2

Tác dụng với oxi

Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

Phương trình hóa học:

2H2 + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2H2O

Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2VH 2 với 1VO 2

b. Tác dụng với CuO

Khi cho luồng khí hidro (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen.

Hiện tượng: Ở nhiệt độ thường không thấy có phản ứng hóa học xảy ra.

– Khi đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và có nước đọng trên thành ống nghiệm.

Giải thích: Ở nhiệt độ càng cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.

Phương trình hóa học:

H2 + CuO (màu đen) overset{t^{circ } }{rightarrow} Cu + H2O

Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.

3. Kết luận

Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

4. Ứng dụng của hiđro

  • Làm nhiên liệu: tên lửa, động cơ ô tô, đèn xì hiđro.
  • Làm nguyên liệu: sản xuất amoniac, axit, hợp chất hữu cơ.
  • Chất khử trong điều chế kim loại.
  • Bơm vào khinh khí cầu, bóng bay.

Giải bài tập Hóa 8 Bài 31 trang 109

Bài 1 trang 109 SGK Hóa 8

Viết phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử các oxit sau:

a) Sắt (III) oxit.

b) Thủy ngân(II) oxit.

c) Chì(II) oxit.

Gợi ý đáp án:

a) Fe2O3 + 3H2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2Fe + 3H2O.

b) HgO + H2 overset{t^{circ } }{rightarrow} Hg + H2O.

c) PbO + H2 overset{t^{circ } }{rightarrow} Pb + H2O.

Bài 2 trang 109 SGK Hóa 8

Hãy kể những ứng dụng của hiđro mà em biết?

Gợi ý đáp án:

Do khí hiđro nhẹ nên được dùng để bơm kinh khí cầu, dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô thay cho xăng, dùng trong đèn xì oxi – hiđro, làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa. Dùng làm chất thử để điều chế một số kim loại và oxit của chúng.

Bài 3 trang 109 SGK Hóa 8

Chọn cụm từ cho thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trong các chất khí, hiđro là khí…Khí hiđro có…

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 là … Vì … của chất khác; CuO là … vì … cho chất khác.

Gợi ý đáp án:

Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 là chất khử vì chiếm oxi của chất khác; CuO là oxi hóa vì nhường oxi cho chất khác.

Bài 4 trang 109 SGK Hóa 8

Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:

a. Tính số gam đồng kim loại thu được

b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

Gợi ý đáp án:

a. Số mol đồng (II) oxit: n = m/M = 48/80 = 0,6 (mol)

Phương trình phản ứng:

CuO + H2overset{t^{circ } }{rightarrow} H2O + Cu

1 mol 1 mol      1 mol

0,6        0,6       0,6

Khối lượng đồng kim loại thu được: m = n.M = 0,6.64 = 38,4 (g)

b. Thể tích khí hiđro cần dùng ở đktc là: V = 22,4.n = 22,4.0,6 = 13,44 (lít).

Bài 5 trang 109 SGK Hóa 8

Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng hiđro. Hãy:

a. Tính số gam thủy ngân thu được

b. Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.

Gợi ý đáp án:

a. Số mol thủy ngân (II) oxit là: n = m/M = 21,7/217 = 0,1 (mol)

Phương trình phản ứng:

HgO + H2 → H2O + Hg
1 mol 1 mol 1mol 1 mol
0,1      0,1      0,1    0,1

Khối lượng thủy ngân thu được: m = 0,1.201 = 20,1 (g)

b. Số mol khí hiđro: n = 0,1 mol

Thể tích khí hiđro cần dùng ở đktc là: V = 22,4.0,1 = 2,24 (lít)

Bài 6 trang 109 SGK Hóa 8

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít khí oxi (các thể tích khí đo ở đktc).

Gợi ý đáp án:

Số mol khí hiđro là: nH2 = 8,4/22,4 = 0,375 (mol)

Số mol khí oxi: nO2 = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)

Phương trình phản ứng:

2H2 + O2 → 2H2O

2 mol 1 mol 2,18 (g)

0,25 mol   0,125 mol m (g)

Theo phương trình phản ứng, số mol khí hiđro gấp 2 lần số mol khí oxi. Nếu dùng 0,125 mol khí oxi thì số mol khí hiđro sẽ dùng là 2.0,125 = 0,25 (mol). Số mol khí hiđro đã dùng nhiều hơn gấp đôi số mol khí oxi. Như vậy, lượng khí oxi đã tham gia phản ứng hết và lượng khó hiđro còn dư.

Vậy số khối lượng nước thu được là: m = 0,125.2.18 = 4,5 (g)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!