Lớp 8

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức

TOP 4 bài Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 8 tích lũy vốn từ để có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài văn thuyết minh của mình ngày càng hay hơn.

Đồng hồ báo thức

Bạn đang xem: Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức

Đồng hồ báo thức giúp chúng ta thức dậy đúng giờ để đi học, thế nhưng để viết bài văn thuyết minh đồng hồ báo thức thật hay thì không phải bạn nào cũng thành thao. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu để viết văn hay hơn nhé:

Dàn ý thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức

I. Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

II. Thân bài:

1. Khái niệm: Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

2. Nguồn gốc lịch sử:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường chính xác đến từng phút. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

3. Phân loại:

  • Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
  • Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
  • Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ không dây…

4. Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

  • Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau. Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khối hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
  • Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch.
  • Mặt hiển thị được gắn lên mặt trước của hộp.
  • Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức. Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
  • Bộ máy truyền động gồm: – Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
  • Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
  • Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
  • Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

5. Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như chronograph. Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

6. Vai trò, ý nghĩa:

  • Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
  • Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
  • Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống.
  • Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

7. Sử dụng và bảo quản:

  • Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
  • Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
  • Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
  • Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
  • Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hòa thổi trực tiếp vào đồng hồ.
  • Khi đồng hồ bị hư phải sửa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

III. Kết Bài:

Khẳng định: Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức – Mẫu 1

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức
Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức

“Thời gian quý hơn vàng”. Ý thức được điều đó, từ xưa con người đã trân trọng và có nhiều cách thức để đo đếm thời gian. Trong đó, đồng hồ là một phát minh đầy sáng tạo và ý nghĩa. Chiếc đồng hồ vẫn luôn là người bạn thân thiết, gắn bó với mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Với tôi, chiếc đồng hồ báo thức lại càng đặc biệt hơn bởi nó là món quà sinh nhật tôi được tặng từ người bạn thân thiết nhất.

Chiếc đồng hồ của tôi có xuất xứ từ Hong Kong và thuộc loại đồng hồ Analog. Gọi như thế để phân biệt với đồng hồ số, tức đồng hồ điện tử và đồng hồ kĩ thuật số, hiển thị được cả ngày, tháng, năm bằng chữ rất thông dụng hiện nay.

Chiếc đồng hồ không có kích cỡ to lớn, không có cấu tạo quá phức tạp hay cũng không quá sang trọng, cầu kì. vẻ ngoài của nó khá giản dị và xinh xắn. Bao phủ toàn bộ lớp vỏ nhựa bên ngoài chiếc đồng hồ là một màu xanh dương, bóng và đẹp rất phù hợp với sở thích của tôi. Dưới cùng có hai chân bằng kim loại để đồng hồ có thể đứng thẳng một cách tiện lợi mà không cần phải treo hay dựa vào vật gì khác. Trên cùng có trang trí hai quả chuông bằng sắt và một cần kim loại có thể di chuyển sang hai bên. Hai cái chuông này vừa khiến cho đồng hồ trông sinh động hơn, vừa là bộ phận âm thanh quan trọng. Khi báo thức, chiếc cần này di chuyển va vào hai quả chuông tạo ra tiếng chuông báo thức vô cùng hiệu quả. Trên hai quả chuông còn đính thêm tay cầm để chiếc đồng hồ có thể treo được trên tường tùy theo ý muốn của người sử dụng.

Về cấu tạo, chiếc đồng hồ báo thức bao gồm thần hộp, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng và chuông báo. Thân hộp có nhiệm vụ bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và nắp phía sau. Hộp đựng được làm bằng nhựa nên trọng lượng của đồng hồ được giảm nhẹ rất nhiều. Mặt hiển thị ở mặt trước của hộp, có in hình logo của nhà sản xuất. Mặt trước đồng hồ có hệ thống các số chỉ giờ, chỉ phút và các vạch nhỏ được phần cầm rất tỉ mỉ giữa các số để có thể xác định chính xác thời gian.

Tổ hợp kim gồm kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Cả ba chiếc kim đều màu đen nhưng khác nhau về chức năng, kích thước và độ dài. Kim giờ to và ngắn nhất, kim phút nhỏ hơn và dài hơn kim chỉ giờ, kim giây dài nhưng mảnh. Ngoài ra còn có chiếc kim nhỏ xinh màu ghi thực hiện chức năng hẹn giờ. Tổ hợp kim được gắn vào các trục đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

Bộ máy truyền động gồm bộ động lực, bộ chuyển động, bộ chỉnh động và bộ điều hòa. Nguồn năng lượng của đồng hồ là hai viên pin tích điện duy trì hoạt động của máy. Chiếc đồng hồ này thường sử dụng pin con thỏ, một loại pin rất thông dụng và dễ mua, dễ tìm. Bộ phận quan trọng còn lại là chuông báo thức. Đây cũng là bộ phận tôi yêu thích nhất ở chiếc đồng hồ. Dù gọi là đồng hồ báo thức nhưng chiếc đồng hồ có thể nhắc nhở chúng ta rất nhiều công việc. Từ việc thức dậy mỗi ngày, hẹn giờ học bài, hẹn giờ nấu ăn… Muốn cài đặt thời gian, ta chỉ việc xoay núm kim hẹn giờ ở thân sau của hộp máy sau đó gạt phím bật báo thức về phía chữ “On”, muốn tắt ta chỉ việc gạt sang phía chữ “Off”.

Rất đơn giản và tiện lợi cho người dùng nhưng nguyên lí hoạt động của đồng hồ báo thức lại không hề đơn giản chút nào. Năng lượng được nạp vào từ pin sẽ truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của bộ thoát để các bánh răng không bị hỗn loạn. Trục của các bánh răng nối với các kim chỉ thời gian. Khi kim chỉ giờ trùng với kim hẹn giờ, móc khóa cần gạt bên trên được mở, kích hoạt cần gạt phía trên chuyển động về hai bên, chạm vào hai quả chuông và phát ra âm thanh báo thức.

Chiếc đồng hồ xinh xắn, tiện lợi giống như vị thần canh giữ thời gian, đảm bảo cho tôi tránh những bất cẩn để không bị lãng phí thời giờ và là một người bạn thân thiết ở bên tôi mỗi ngày. Không chỉ là một vật dụng hữu ích, chiếc đồng hồ báo thức còn là một vật trang trí trên bàn học và là vật kỉ niệm hạnh phúc trong sinh nhật dạ,qua của tôi. Nó mãi mãi gợi nhắc về người bạn thân thiết suốt thời thơ ấu của tôi.

Cũng vì ý nghĩa đó, tôi luôn sử dụng và bảo quản món quà của mình rất cẩn thận. Đồng hồ lúc nào cũng được đặt trên bàn học gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát. Không bao giờ tôi để đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn vì sẽ làm cho đồng hồ nhanh bị hư hỏng. Khi đồng hồ bị hỏng, tôi luôn tìm cách sửa chữa hợp lí, tốt nhất là nhờ đến bác thợ sửa đồng hồ. Để đồng hồ được bền lâu, cũng cần thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận.

Đã hơn một nghìn năm, kể từ khi tu sĩ Gerbert sáng chế ra chiếc đồng hồ bằng máy, chiếc đồng hồ đã có nhiều cải tiến, biến đổi, ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của đông đảo mọi người. Công nghệ hiện đại phát triển, các chức năng của điện thoại dần thay thế đồng hồ nhưng ý nghĩa báo hiệu thời gian của đồng hồ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí mọi người. Đối với tôi, chiếc đồng hồ không chỉ nhắc nhở chúng ta về thời gian mà còn trở thành vật kỉ niệm đáng nhớ của tình bạn chân thành.

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức – Mẫu 2

Vào năm 1761, một người thợ làm đồng hồ tên John Harrison đã đạt được một giải thưởng lớn khi đã chế tạo thành công một đồng hồ chỉ chạy sai 5 giây trong vòng 10 ngày.

William Clement vào năm 1670 thiết kế đưa đồng hồ quả lắc vào trong một hộp dài, từ đó nó trở thành một vật dụng trang trí trong rất nhiều gia đình thời đó.

Vào 17 tháng 11 năm 1797, Eli Terry đăng ký bản quyền về đồng hồ đầu tiên. Ông là một trong số những người thiết lập công nghiệp đồng hồ ở Hoa Kỳ.

Alexander Bain, một người thợ người Scotland, đã phát minh ra đồng hồ điện vào năm 1840, sử dụng một mô tơ điện và một hệ thống nam châm điện. Năm 1841, ông được cấp bằng phát minh về con lắc điện từ.

Ngày nay, thời gian trong đồng hồ được đo bằng nhiều cách khác nhau, từ những tinh thể thạch anh cho đến chu kì bán rã của một chất phóng xạ. Ngay cả những đồng hồ cơ học trước kia, chúng ta chỉ cần sử dụng pin chứ không cần phải lên dây cót như trước.

Đồng hồ có thể được phân loại bằng cách nó hiển thị thời gian cũng như phương pháp nó sử dụng để đếm thời gian.

Đồng hồ cơ: Một đồng hồ tuyến tính ở Piccadilly Circus ở London. Một vạch di chuyển theo ánh sáng Mặt Trời ở phía trên cho biết giờ chính xác. Đồng hồ cơ thể hiện thời gian sử dụng các góc. Mặt đồng hồ có những con số từ 1 đến 12 và sử dụng kim để chỉ giờ và cả phút. Từ một số đến một con số kế cận là 5 phút (đối với kim phút), 1 giờ (đối với kim giờ) hay 5 giây (đối với kim giây).

Một loại đồng hồ cơ khác được sử dụng là đồng hồ mặt trời. Nó hoạt động nhờ theo dõi thường xuyên ánh sáng Mặt Trời, và người ta theo dõi bằng cách nhìn bóng của chúng.

Đồng hồ điện tử: Sử dụng hệ thống số để thể hiện thời gian. Thông thường có 2 cách thể hiện:

* 24 giờ để đếm giờ từ 00-23

* 12 giờ với kí hiệu AM / PM (chủ yếu ở Mĩ)

Những đồng hồ điện tử sử dụng màn hình LCD hay LED, ống cathode để thể hiện hình ảnh những con số. Khi những đồng hồ điện tử thay pin, chúng thường “quên” dữ liệu về thời gian trước đó.

Đồng hồ âm thanh: Để tiện lợi hơn, có một số đồng hồ sử dụng âm thanh để báo hiệu giờ. Âm thanh có thể được sử dụng như ngôn ngữ tự nhiên (“Bây giờ là mười sáu giờ ba mươi phút) hay một mã (số tiếng chuông báo hiệu số giờ).

Đồng hồ chữ: Loại đồng hồ này hiện thời gian ở dạng chữ. Nếu như ở đồng hồ điện tử chúng ta đọc được những con số 12:35 thì ở đồng hồ chữ, chúng ta có thể đọc được “Mười hai giờ ba mươi lăm phút”. Một số loại đồng hồ khác sử dụng cơ chế gần đúng khiến người sử dụng cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng đồng hồ (ví dụ “Khoảng mười hai giờ rưỡi”).

Hầu hết đồng hồ đều có một cơ chế dao động điều hòa bên trong, cho phép đưa ra một tần số không đổi. Số lần dao động đó đều được đo lại và thể hiện lên mặt đồng hồ.

* Đồng hồ cơ học sử dụng con lắc như cơ chế dao động điều hòa, cùng với bánh răng để điều khiển mặt đồng hồ

* Đồng hồ điện sử dụng điện để chạy

* Đồng hồ tinh thể sử dụng những tinh thể thạch anh và một hệ thống chia tần số để đếm thời gian. Với những đồng hồ hiện đại thì tần số đó 215 Hz = 32.768 kHz

* Đồng hồ phân tử là loại đồng hồ chính xác nhất mà con người chế tạo. Sử dụng sóng siêu âm để kích thích các phân tử như caesium, rubidium, hydrogen. Đồng hồ phân tử sử dụng caesium được sử dụng để định nghĩa thời gian hiện nay

* Đồng hồ xung đếm tần số của dòng điện đưa vào (50 Hz hay 60 Hz)

* Đồng hồ radio nhận một mã từ một trạm phát sóng gần đó và điều chỉnh thời gian theo nó. Những loại đồng hồ này thường được dùng bởi thợ lặn

* Đồng hồ mặt trời theo dõi vị trí giữa mặt trời và Trái Đất.

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức – Mẫu 3

Một người bạn thân thiết của em là chiếc đồng hồ báo thức. Sáng sáng, cứ đúng 5 giờ 30 phút là một hồi chuông lanh lảnh vang lên. Em mở bừng mắt, vươn vai mấy cái cho tỉnh ngủ rồi chạy xuống sân tập thể dục. Sau khi báo thức, chiếc đồng hồ lại cần mẫn làm công việc đếm thời gian của mình: tích tắc, tích tắc, tích tắc…

Chiếc đồng hồ đã có mặt trong gia đình em từ lâu lắm rồi. Ông nội kể lại rằng khi bố em chuẩn bị thi vào đại học, ông đã mua chiếc đồng hồ này để cho bố em chủ động giờ giấc ôn bài. Bao năm tháng đã qua, chiếc đồng hồ vẫn đứng nguyên trên mặt bàn học kê gần cửa sổ.

Đồng hồ này hiệu Jacke của Pháp, hình tròn, lớn bằng chiếc bát ăn cơm. Lớp vỏ bằng sắt tráng bạc. Mặt số gồm mười hai chữ số và ba cây kim. Kim chỉ giờ ngắn và to nhất, kế đến là kim phút dài và mảnh. Kim giây chỉ nhỏ bằng cây tăm, chuyển động nhanh nhất; Phía trên là một mặt số thu nhỏ chỉ có cây kim giờ. Muốn đồng hồ báo thức vào giờ nào, chỉ cần lên giây cót và để kim đúng vào giờ đó.

Tuy già nua cũ kĩ thế nhưng chiếc đồng hồ làm việc rất cần mẫn và chính xác. Nó chẳng đòi hỏi gì nhiều. Mỗi năm, bố em lại mang ra hiệu sửa đồng hồ lau dầu cho nó một lần.

Các đồ vật trong nhà tuy bình thường, giản dị nhưng đều có ích cho cuộc sống lao động và học tập của mỗi người. Em yêu quý và giữ gìn chúng thật cẩn thận.

Thuyết minh về chiếc đồng hồ báo thức – Mẫu 4

Cả nhà em chỉ có một chiếc đồng hồ và đấy là chiếc đồng hồ để bàn. Từ mấy năm nay nó vẫn đứng ở một góc bàn nước, phía trước chân thờ, ngay gian giữa của ngôi nhà ba gian 2 trái bằng gỗ.

Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Bố em mua nó trong một lần về họp ở Hà Nội, cách đây đã hơn ba năm. Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ vàng. Phần nhựa ít trầy xước nhưng phần mạ vàng đã bị hoen, tróc. Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng còn chân sau bằng nhựa. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên phải một ô vuông mạ vàng có bảng số chỉ ngày. Quanh ô vuông là trang trí mạ bạc. Bên trái là phần chính , lớn hơn,gồm một vòng 12 con số, từ số 1 đến số 12. Ba chiếc kim có độ dài ngắn khác nhau và tốc độ di chuyển khác nhau. Kim giây mảnh mai, màu đỏ quay liên tục Kim phút to hơn nhưng ngắn hơn, lúc lúc mới nhích một bước ngắn. Kim giờ tưởng như không chạy nhưng vẫn thầm lặng quay chậm chạp. Bác đồng hồ đứng đấy, im lặng theo dõi mọi người, im lặng ngắm nhìn căn nhà. Tiếng tích tắc đều đặn lúc vắng vẻ nghe rất rõ, lúc đông người trò chuyện thì hầu như bị chìm đi. Thế nhưng lúc nào cũng vậy dù ngày hay đêm, bác vẫn cần mẫn làm việc. Ai cần đến bác thì có mặt ngay. Mỗi sáng, vào lúc 6 giờ, bác reng reng một hồi dài gọi cả nhà thức dậy, tiếng bác đanh gọn, thanh thoát, hối hả thúc giục … Mỗi ngày bác chỉ cần lên giây một lần, vào một giờ nhất định.

Em thường xuyên lo công việc đó và hầu như không bao giờ quên. Có bác đồng hồ, em đi học đúng giờ, bố đi làm đúng giờ còn mẹ em biết lúc nào cần thổi cơm. Cả nhà đều quý bác và giữ gìn bác cẩn thận.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!