Lớp 10

Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC

IUPAC có bề dày lịch sử trong việc đặt tên chính thức các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Danh pháp IUPAC được phát triển sao cho bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đặt tên theo các nguyên tắc đã được chuẩn hóa và tránh bị trùng lặp tên gọi.

Theo chương trình sách giáo khoa mới môn Hóa học 10, sử dụng tên quốc tế để gọi các nguyên tố hóa học, hợp chất thay cho tên cũ như các sách giáo khoa chương trình cũ. Vậy dưới đây là toàn bộ tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm Cách đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC.

Bạn đang xem: Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC

Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC

1. Danh pháp IUPAC là gì?

IUPAC có bề dày lịch sử trong việc đặt tên chính thức các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Danh pháp IUPAC được phát triển sao cho bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đặt tên theo các nguyên tắc đã được chuẩn hóa và tránh bị trùng lặp tên gọi. Ấn phẩm đầu tiên về danh pháp hợp chất hữu cơ của IUPAC là “Hướng dẫn về danh pháp hợp chất hữu cơ IUPAC” xuất bản năm 1900, trong đó có thông tin từ Đại hội Hóa học Ứng dụng Quốc tế.

Danh pháp hữu cơ IUPAC có ba phần cơ bản: các nhóm thay thế, mạch carbon (gốc) và phần định chức. [13] Nhóm thay thế là các nhóm chức gắn liền với mạch carbon chính. Mạch carbon chính là mạch liên tục dài nhất có thể. Phần định chức biểu thị loại phân tử.

Danh pháp vô cơ IUPAC cơ bản có hai phần chính: cation và anion. Cation là tên của ion tích điện dương và anion là tên của ion tích điện âm

2. Bảng nguyên tố hóa học IUPAC

Số proton Tên cũ Tên mới Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hiđro Hydrogen H 1 I
2 Heli Helium He 4
3 Liti Lithium Li 7 I
4 Beri Beryllium Be 9 II
5 Bo Boron Bo 11 III
6 Cacbon Carbon C 12 IV, II
7 Nitơ Nitrogen N 14 II, III, IV…
8 Oxi Oxygen O 16 II
9 Flo Flourine F 19 I
10 Neon Neon Ne 20
11 Natri Sodium Na 23 I
12 Magie Magnesium Mg 24 II
13 Nhôm Aluminium Al 27 III
14 Silic Silicon Si 28 IV
15 Photpho Phosphorus P 31 III, V
16 Lưu huỳnh Sulfur S 32 II, IV, VI
17 Clo Chlorine Cl 35,5 I,…
18 Agon Argon Ar 39,9
19 Kali Potassium K 39 I
20 Canxi Calcium Ca 40 II
21 Scandi Scandium Sc
22 Titan Titanium Ti
23 Vanadi Vanadium V
24 Crom Chromium Cr 52 II, III
25 Mangan Manganese Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Iron Fe 56 II, III
27 Coban Cobalt Co
28 Niken Nickel Ni
29 Đồng Copper Cu 64 I, II
30 Kẽm Zinc Zn 65 II
31 Gali Gallium Ga
32 Gecmani Germanium Ge
33 Asen Arsenic As
34 Selen Selenium Se
35 Brom Bromine Br 80 I,…
37 Rubidi Rubidium Rb
46 Paladi Palladium Pd
47 Bạc Silver Ag 108 I
48 Cadimi Cadmium Cd
50 Thiếc Tin/Stantum Sn 119
53 Iot Iodine I 127 I,..
55 Cesi Caesium Cs 133
56 Bari Barium Ba 137 II
73 Tantan Tantalum Ta 181
74 Vonfram Tungsten W 184
75 Reni Rhenium Re 186
76 Osimu Osmium Os 190
78 Bạch kim Platinum Pt 195
79 Vàng Aurum/Gold Au 197
80 Thủy ngân Mercury Hg 201 I, II
82 Chì Lead/Plumbum Pb 207 II, IV
85 Atatin Astatine At 210

Chú thích:

  • Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
  • Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
  • Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!