Lớp 12

Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 12 năm 2021 – 2022

Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 12 năm 2021 – 2022 là mẫu kế hoạch thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở lớp 12 nhằm đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình Địa lý.

Thông qua mẫu kế hoạch giáo dục này giúp quý thầy cô có thêm nhiều tư liệu tham khảo để nhanh chóng xây dựng cho riêng mình kế hoạch giáo dục hoàn chỉnh, chi tiết và đúng yêu cầu. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Kế hoạch giảng dạy lớp 12 môn Địa lí, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Bạn đang xem: Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 12 năm 2021 – 2022

Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 12

Tuần Tiết theo PPCT Tên bài học/chủ đề Nội dung kiến thức Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học

HỌC KÌ I: 18 tiết

1

(7/9 – 12/9/2021)

1

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

1. Vị trí địa lí.

2. Phạm vi lãnh thổ.

3. Ý nghĩa VTĐL Việt Nam.

– Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.

– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng.

Trên lớp

2

(14/9 – 19/9/2021)

2

Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

1. Nội dung.

2. Yêu cầu.

3. Hướng dẫn cách vẽ.

– Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lý quan trọng.

-Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam.

Trên lớp

3

(21/9 – 26/9/2021)

3

Chủ đề: Địa hình Việt Nam

1. Đặc điểm chung của địa hình.

2. Các khu vực địa hình

3. Hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội.

4. Bài tập 1: Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi, dòng sông trên bản đồ (Atlat Địa lí Việt Nam).

– Biết được đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta.

– Nêu được đặc điểm địa hình đồi núi và sự khác nhau giữa các khu vực.

– Nêu được đặc điểm các khu vực đồng bằng, sự khác nhau giữa các đồng bằng.

– Hiểu được những hạn chế về tự nhiên của địa hình đồi núi và đồng bằng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

– Sử dụng bản đồ tự nhiên VN, Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày đặc điểm nổi bật về địa hình; xác định được các khu vực địa hình.

– Xác định được vị trí các dãy núi, hướng núi, đỉnh núi và dòng sông

– Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.

– Đọc hiểu bản đồ địa hình. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.

Trên lớp

4

(28/9-3/10/2021)

4

Chủ đề: Địa hình Việt Nam (tiếp)

5

(5/10 – 10/10/2021)

5

Chủ đề: Địa hình Việt Nam (tiếp)

6

(12/10 – 17/10/2021)

6

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

1. Khái quát về biển Đông.

2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.

– Biết được một số nét khái quát về biển Đông.

– Nêu được ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta qua các thành phần: Địa hình, khí hậu, hệ sinh thái ven biển, tài nguyên, thiên tai vùng biển.

– Sử dụng bản đồ tự nhiên VN, Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên VN.

7

(19/10 – 24/10/2021)

7

Ôn tập 1 tiết

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

2. Đất nước nhiều đồi núi.

3. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

– Hệ thống kiến thức về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

– Vận dụng những kiến thức vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.

– Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng sử dụng Alat Địa lí VN, phân tích bảng số liệu thống kê, khái quát hóa kiến thức.

Trên lớp

8

(26/10 – 31/10/2021)

8

Kiểm tra 1 tiết

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

2. Đất nước nhiều đồi núi.

3.Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

– Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống cụ thể sau khi học xong các nội dung KT: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

– Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng sử dụng Alat Địa lí VN, phân tích bảng số liệu thống kê, kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

Trên lớp

9

(2/11 – 7/11/2021)

9

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trên lớp

10

(9/11 – 14/11/2021)

10

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp )

2. Các thành phần tự nhiên khác.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

– Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên khác.

– Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trên lớp

11

(16/11 – 21/11/2021)

11

Thiên nhiên phân hóa đa dạng

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam.

– Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

– Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam.

Trên lớp

12

(23/11 – 28/11/2021)

12

Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây.

3.Thiên nhiên phân hóa theo độ cao.

– Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Đông – Tây, độ cao.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

– Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam.

Trên lớp

13

(30/11 – 5/12/2021)

13

Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

4. Các miền địa lí tự nhiên.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

– Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam.

Trên lớp

14

(07/12 – 12/12/2021)

14

Chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên

I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.

3.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác.

II. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

1. Bảo vệ môi trường

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

– Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

– Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

– Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.

– Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

– Phân tích các bảng số liệu về biến động diện tích rừng, suy giảm số lượng loài động thực vật từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.

Vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng chống thiên tai.

15

(14/12 – 19/12/2021)

15

16

(21/12 – 26/12/2021)

16

17

(28/12/2021 – 2/1/2022)

17

Ôn tập học kì I

– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

– Đất nước nhiều đồi núi.

– Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

– Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

– Sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

– Hệ thống kiến thức: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; Đất nước nhiều đồi núi; Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; Thiên nhiên phân hóa đa dạng; Sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

– Vận dụng những kiến thức vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.

– Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng sử dụng Alat Địa lí VN, phân tích bảng số liệu thống kê, khái quát hóa kiến thức.

Trên lớp

18

(4/1 – 9/1/2022)

18

Kiểm tra học kì I

– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

– Đất nước nhiều đồi núi.

– Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

– Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

– Sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

– Kiểm tra kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống cụ thể sau khi học xong chương trình HK I

– Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí VN; kĩ năng nhận dạng biểu đồ; kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ; kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

Trên lớp

HỌC KÌ II: 34 TIẾT

Tuần 19

(11/1 – 16/1/2022)

19

Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam

I. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

1. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.

2. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

II. Lao động và việc làm

1.Nguồn lao động.

2. Cơ cấu lao động.

3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm.

III. Đô thị hóa

1. Đặc điểm.

2. Mạng lưới đô thị.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội.

IV. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

1. Vẽ biểu đồ.

2. So sánh và nhận xét.

– Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.

– Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.

– Vẽ được biểu đồ về dân số.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam.

– Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến dân số nước ta.

– Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

– Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.

– Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

– Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.

– Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.

– Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.

– Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta.

– Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá) ở Việt Nam.

– Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

– Biết đựơc một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

– Vẽ được biểu đồ về sự phân hoá thu nhập.

– Đọc và phân tích biểu đồ về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người.

Trên lớp

20

Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam (tiếp)

20

(18/1 – 23/1/2022)

21

Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam (tiếp)

22

Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam (tiếp)

21

(25/1 – 30/1/2022)

23

Chủ đề: Đặc điểm cơ cấu kinh tế nước ta

I. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội.

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.

3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.

– Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta.

– Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

– Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

– Khai thác được các thông tin kinh tế – xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.

– Biết liên hệ các kiến thức địa lý với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

– Biết liên hệ sách giáo khoa với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

24

Chủ đề: Đặc điểm cơ cấu kinh tế nước ta (tiếp)

II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

– Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.

– Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta.

– Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay.

– Vẽ được biểu đồ, phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trên lớp

22

(1/2 – 6/2/2022)

25

Vấn đề phát triển nông nghiệp

1.Ngành trồng trọt.

a. Sản xuất lương thực

b. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

– Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,…

Trên lớp

26

Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp)

2. Ngành chăn nuôi

a. Chăn nuôi lợn và gia cầm

b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

– Trình bày được sự phát triển, phân bố nông nghiệp (chăn nuôi) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,…

23

(15/2 – 20/2/2022)

27

Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

1. Bài tập 1: Tính tốc độ tăng trưởng và nhận xét.

2. Bài tập 2: Phân tích xu hướng biến động diện tích và thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp.

– Củng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt.

Biết tính toán số liệu và rút ra nhận xét cần thiết.

Trên lớp

28

Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

1.Ngành thủy sản.

2.Ngành lâm nghiệp.

– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thuỷ sản.

– Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,…

– Trình bày được tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,…

Trên lớp

24

(22/2 – 27/2/2022)

29

Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam

I. Cơ cấu ngành công nghiệp

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.

II. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

1. Công nghiệp năng lượng.

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

III. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1.Khái niệm.

2.Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

IV. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

1. Bài tập 1.

2. Bài tập 2.

3. Bài tập 3.

– Trình bày và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.

– Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: Khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,…

– Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam: khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp.

– Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

Trên lớp

30

Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam (tiếp)

25

(1/3 – 6/3/2022)

31

Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam (tiếp)

32

Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam (tiếp)

26

(8/3 – 13/3/2022)

33

Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc

1. Giao thông vận tải.

a. Đường bộ (đường ô tô)

b. Đường sắt

c. Đường sông

d. Ngành vận tải đường biển

e. Đường hàng không

g. Đường ống

– Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta

– Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải

Trên lớp

34

Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiếp)

2. Ngành thông tin liên lạc.

a. Bưu chính

b. Viễn thông

– Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thôngnước ta

– Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông nước ta

Trên lớp

27

(15/3 – 20/3/2022)

35

Vấn đề phát triển thương mại và du lịch

1. Thương mại

a. Nội thường

b. Ngoại thương

– Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thương mại ở Việt Nam.

– Vẽ được biểu đồ và sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố ngành thương mại nước ta

Trên lớp

36

Vấn đề phát triển thương mại và du lịch (tiếp)

2. Du lịch

a. Tài nguyên du lịch

b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu

– Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở Việt Nam.

– Phân tích được sự phân hoá lãnh thổ du lịch các trung tâm, vùng du lịc

– Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố ngành

Trên lớp

28

(22/3 – 27/3/2022)

37

Ôn tập

– Địa lí dân cư.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

– Hệ thống kiến thức Địa lí dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

– Vận dụng những kiến thức vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.

– Xử lí bảng số liệu, biểu đồ.

Trên lớp

38

Kiểm tra 1 tiết

– Địa lí dân cư.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

– Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống cụ thể sau khi học xong các nội dung KT: Địa lí dân cư; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

– Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng sử dụng Alat Địa lí VN, phân tích bảng số liệu thống kê, kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

Trên lớp

29

(29/3 – 3/4/2022)

39

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Khái quát chung

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh của vùng.

– Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện

– Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.

– Nêu được ý nghĩa của khai thác thế mạnh đối với phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh.

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.

Trên lớp

40

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp).

3.Trồng, chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

4. Chăn nuôi gia súc.

5. Kinh tế biển.

– Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển.

– Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.

– Nêu được ý nghĩa của khai thác thế mạnh đối với phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh.

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.

Trên lớp

30

(5/4 – 10/4/2022)

41

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

– Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của Đồng bằng sông Hồng.

– Phân tích được một số vấn đề về phát triển kinh tế – xã hội của vùng: Vấn đề phát triển công nghiệp, vấn đề phát triển dịch vụ.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về các thế mạnh của vùng.

Trên lớp

42

Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ

1.Khái quát chung

2. Hình thành cơ cấu nông- lâm – ngư nghiệp

3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh của vùng.

– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát triển phát triển cơ cấu nông nghiệp, lâm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng.

– Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng.

– Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và hạn chế của vùng.

Trên lớp

31

(12/4 – 17/4/2022)

43

Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ

1. Khái quát chung

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh/thành phố của vùng.

– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển.

– Trình bày được việc phát triển các ngành kinh tế biển và nêu được hướng phát triển kinh tế biển của vùng.

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của vùng.

– Liên hệ được phát triển kinh tế biển với quốc phòng an ninh.

Trên lớp

44

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

1. Khái quát chung

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh của vùng.

– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm

– Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.

Trên lớp

32

(19/4 – 24/4/2022)

45

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiếp)

3. Khai thác và chế biến lâm sản.

4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi.

– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bôxit), du lịch.

– Trình bày được sự phát triển và phân bố thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bôxit, phát triển du lịch.

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.

Trên lớp

46

Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng TDMNBB và Tây Nguyên

1. Bài tập 1.

2. Bài tập 2.

– Củng cố thêm kiến thức bài 37.

– Biết được những nét giống nhau và khác biệt giữa TDMN Bắc Bộ và Tây Nguyên về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.

– Phân tích bảng số liệu, tài liệu…

Trên lớp

33

(26/4-1/5/2022)

47

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

1.Khái quát chung.

2.Các thế mạnh và hạn chế của vùng.

3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

– Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

– Trình bày được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ môi trường.

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các thế mạnh và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.

Trên lớp

48

Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

1. Các thế mạnh và hạn chế.

2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh/thành phố của vùng.

– Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng.

– Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

– Trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng.

– Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng.

– Thu thập được tài liệu và viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp ứng phó.

Trên lớp

34

(3/5-8/5/2022)

49

Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

1.Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.

2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

– Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

– Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các tài nguyên thiên nhiên vùng biển

50

Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (tiếp)

3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

4. Tăng cường hợp tác các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.

– Trình bày được tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo (khai thác sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển); giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển ở nước ta.

– Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển – đảo ở Biển Đông.

– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo.

– Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, video,… để viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

35

(10/5-15/5/2022)

51

Ôn tập học kì II

– Địa lí dân cư.

– Địa lí các ngành kinh tế.

– Các vùng kinh tế.

Hệ thống kiến thức:

– Địa lí dân cư.

– Một số vấn đề phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở Việt Nam.

– Địa lí vùng kinh tế.

Vận dụng những kiến thức vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.

Rèn kĩ năng sử dụng Atlat ĐLVN, kĩ năng bảng số liệu, biểu đồ.

Trên lớp

52

Kiểm tra học kì II

– Địa lí dân cư.

– Địa lí các ngành kinh tế.

– Các vùng kinh tế.

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong toàn bộ chương trình kì II.

– Thu thập thông tin về kết quả của học sinh so với mục tiêu kế hoạch đầu năm; Điều chỉnh, bổ sung công tác chuyên môn.

Trên lớp

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!