Lớp 8

Soạn bài Hai cây phong

Văn bản “Hai cây phong” (trích Người thầy đầu tiên) sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.

Hai cây phong
Hai cây phong

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Hai cây phong, sẽ được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Hai cây phong

Soạn bài Hai cây phong – Mẫu 1

Soạn văn Hai cây phong chi tiết

I. Tác giả

– Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-gơ-rư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

– Ông bắt đầu hoạt động sáng tác văn học từ năm 1952, khi ông còn là sinh viên.

– Đề tài chủ yếu trong tác phẩm của ông: cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan…

– Một số tác phẩm như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng…

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

  • Đoạn trích “Hai cây phong” thuộc phần đầu của “Người thầy đầu tiên”.
  • Nhan đề “Hai cây phong” do người biên soạn SGK đặt tên.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi.
  • Phần 2. Còn lại. Ký ức tuổi thơ của nhân vật tôi về hai cây phong.

3. Tóm tắt

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đổ xuống. Phía trên làng giữa một ngọn đồi có hai cây phong lớn giống như những ngọn hải đăng được đặt trên núi. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa những lời êm dịu của làng Ku-ku-rêu. Trong kí ức của nhân vật tôi, vào năm học cuối trước khi bắt đầu nghỉ hè đã có những kỉ niệm đẹp đẽ với hai cây phong.

Xem thêm tại Tóm tắt đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi

– Vị trí: Hai cây phong nằm ở giữa một ngọn đồi. Ai đi từ phía nào cũng đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên, chúng hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi. Nó trở thành dấu hiệu nhận biết của làng Ku-ku-rêu.

– Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu: ban ngày hay ban đêm đều rì rào với nhiều cung bậc khác nhau.

– Hai cây phong gắn bó với sự sống của con người: nơi bọn trẻ con trong làng mỗi dịp nghỉ hè “chạy ào lên phá tổ chim, hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”.

– Hai cây phong gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen – người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò ở nơi đây.

=> Hai cây phong đã trở thành biểu tượng của làng Ku-ku-rêu.

2. Ký ức tuổi thơ của nhân vật tôi về hai cây phong

– Nhân vật “tôi” có một tình cảm gắn bó đặc biệt với hai cây phong.

– Những kí ức tuổi thơ bên cạnh hai cây phong.

=> Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.

Tổng kết: 

– Nội dung: Đoạn trích Hai cây phong đã cho người đọc thấy được tình yêu quê hương da diết và sự xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen – người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò nhỏ của mình.

– Nghệ thuật: Sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm, ngòi bút đậm chất hội họa, cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

Soạn văn Hai cây phong ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn?

– Hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau là: “tôi” và “chúng tôi”

  • Từ đầu đến “mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”: mạch kể xưng “tôi”.
  • Từ “năm học” đến “sau chân trời xanh biêng biếc”: mạch kể xưng “chúng tôi”.
  • Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng “tôi”.

– “Tôi” là người kể chuyện – một họa sĩ, trong mạch kể xưng “chúng tôi” là nhân danh những đứa trẻ con trai ngày trước – người kể chuyện là một trong số những số những đứa trẻ đó.

– Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn vì nó đi xuyên suốt câu chuyện. Người kể chuyện nhớ về làng Ku-ku-rêu của mình, bộc lộ tình cảm dành cho quê hương và trong đó có sự xuất hiện của những người bạn thời thơ ấu chỉ trong một đoạn ngắn.

Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

– Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất:

  • “Cứ vào cuối năm học, trước khi bắt đầu nghỉ hè là bọn con trai chúng tôi lại chạy ào lên đây phá tổ chim…”
  • Hình ảnh “hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”

– Lý do: Hai cây phong và quang cảnh hiện lên với đầy đủ đường nét và màu sắc

  • Đường nét phóng khoáng: dải đất, thảo nguyên (dải thảo nguyên hoang vu), khe nước (những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống), dòng sông, đám mây, đồng cỏ…
  • Màu sắc vừa sống động vừa huyền ảo: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh…

Câu 3. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.

– Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện vì:

  • Hai cây phong là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu.
  • Hai cây phong gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò.
  • Hai cây phong gợi nhớ về người thầy Đuy-sen – người đem đến niềm hy vọng, ước mơ cho những học trò của mình.

– Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ vì:

  • Dưới con mắt của một người họa sĩ: hai cây phong hiện lên sinh động “nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau…”.
  • Nhưng con dưới con mắt của một thi sĩ: hai cây phong giống như con người có “một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu”.

=> Hai cây phong được miêu tả một cách sống động, có tâm hồn dường như gắn bó, giao cảm với con người.

Soạn bài Hai cây phong – Mẫu 2

Câu 1. Hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn?

– Mạch kể phân biệt lồng vào nhau: “tôi” và “chúng tôi”:

  • Từ đầu đến “mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”: mạch kể xưng “tôi”.
  • Từ “năm học” đến “sau chân trời xanh biêng biếc”: mạch kể xưng “chúng tôi”.
  • Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng “tôi”.

– “Tôi” là người kể chuyện – một họa sĩ, trong mạch kể xưng “chúng tôi” là nhân danh những đứa trẻ con trai ngày trước – người kể chuyện là một trong số những số những đứa trẻ đó.

– Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn vì nó đi xuyên suốt câu chuyện. Người kể chuyện nhớ về làng Ku-ku-rêu của mình, bộc lộ tình cảm dành cho quê hương và trong đó có sự xuất hiện của những người bạn thời thơ ấu chỉ trong một đoạn ngắn.

Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

– Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất:

  • “Cứ vào cuối năm học, trước khi bắt đầu nghỉ hè là bọn con trai chúng tôi lại chạy ào lên đây phá tổ chim…”
  • Hình ảnh “hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”

– Người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa vì hai cây phong và quang cảnh hiện lên với đầy đủ đường nét và màu sắc:

  • Đường nét: dải đất, thảo nguyên (dải thảo nguyên hoang vu), khe nước (những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống), dòng sông, đám mây, đồng cỏ…
  • Màu sắc: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh…

Câu 3. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.

– Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện vì:

  • Hai cây phong là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu.
  • Hai cây phong gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò.
  • Hai cây phong gợi nhớ về người thầy Đuy-sen – người đem đến niềm hy vọng, ước mơ cho những học trò của mình.

– Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ vì:

  • Dưới con mắt của một người họa sĩ: hai cây phong hiện lên sinh động “nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau…”.
  • Nhưng con dưới con mắt của một thi sĩ: hai cây phong giống như con người có “một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu”.

=> Hai cây phong được miêu tả một cách sống động, có tâm hồn dường như gắn bó, giao cảm với con người.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!