Soạn văn Quá trình tạo lập văn bản
Đối với chương trình Ngữ Văn lớp 7, phần Tập làm văn sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng cho học sinh.
Bạn đang xem: Soạn văn Quá trình tạo lập văn bản
Chính vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Quá trình tạo lập văn bản, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản – Mẫu 1
I. Các bước tạo lập văn bản
1.
– Người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản khi muốn trình bày ý kiến, trao đổi nguyện vọng tư tưởng nào đó.
– Điều thôi thúc mỗi người phải viết thư: bày tỏ tình cảm, trao đổi ý kiến…
2. Các vấn đề cần xác định khi tạo lập một văn bản là:
– Viết cho ai?
– Viết để làm gì?
– Viết về cái gì?
– Viết như thế nào?
3. Sau khi xác định được bốn vấn đề ở mục 2, chúng ta cần phải:
– Xây dựng bố cục cho văn bản: mở bài, thân bài, kết bài.
– Sắp xếp các vấn đề vừa xác định theo một trình tự hợp lý.
4.
– Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa được gọi là một văn bản.
– Việc viết thành văn cần đạt được những yêu cầu:
- Đúng chính tả
- Đúng ngữ pháp
- Dùng từ chính xác
- Sát với bố cục
- Có tính liên kết
- Có tính mạch lạc
- Kể chuyện hấp dẫn
- Lời văn trong sáng
5.
– Văn bản cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.
– Khi kiểm tra cần dựa theo tiêu chuẩn: những yêu cầu cần đạt khi viết thành văn (chính tả, ngữ pháp, bố cục, liên kết, ngôn ngữ).
Tổng kết: Để làm một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:
– Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói cho ai), để làm gì, về cái gì và như thế nào?
– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng trên.
– Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác trong sáng có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có gì cần sửa chữa không.
II. Luyện tập
Câu 1.
a. Khi tạo lập các văn bản ấy, điều mà em muốn nói thực sự cần thiết.
b.
– Học sinh có/không quan tâm đến việc viết cho ai.
– Việc quan tâm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức bài viết: Về cách xưng hô phụ thuộc vào đối tượng được nghe được đọc (với người lớn tuổi – xưng hô lễ phép, với bạn bè – xưng hô thân mật, gần gũi).
c.
– Học sinh có/không lập dàn bài khi làm văn.
– Việc xây dựng bố cục giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện về bài viết, tránh thừa hay thiếu ý, giúp cho bài viết mạch lạc và có sự liên kết.
d.
– Sau khi hoàn thành bài văn cần kiểm tra lại.
– Tác dụng: tránh những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, thiếu ý…
Câu 2.
– Việc làm của bạn học sinh trong bài là không phù hợp.
– Cần thay đổi:
- Bổ sung về nội dung: bài học kinh nghiệm
- Sắp xếp lại bố cục bài báo cáo cho hợp lý.
- Thay đổi cách xưng hô: Bài báo cáo không chỉ hướng đến đối tượng nghe là thầy/cô mà con có các bạn học sinh khác.
Câu 3.
a.
– Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.
– Các câu văn không cần liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cần liền mạch về nội dung.
b.
– Khi lập dàn bài, cần xây dựng hệ thống ký hiệu đánh dấu mục lớn, nhỏ cho hợp lý và thống nhất.
– Để biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và được sắp xếp rành mạch, hợp lý phải dựa vào tên đề mục chính, phụ và các ý chính phụ. Ý chính bao hàm ý phụ.
Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải làm những việc gì?
Gợi ý:
* Các bước cần làm:
– Xác định:
- Viết cho ai: bố
- Viết để làm gì: xin lỗi và bày tỏ thái độ ân hận với bố
- Viết về cái gì: nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.
- Viết như thế nào: đúng nội dung, thể hiện thái độ ân hận.
– Tìm ý và sắp xếp ý.
– Diễn đạt ý thành những câu văn, đoạn văn.
– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu.
* Hướng dẫn lập dàn ý:
– Mở bài:
- Gửi lời chào đến bố.
- Lý do viết thư: Khi đọc được lá thư của bố, con rất xúc động và ân hận…
– Thân bài:
- Bày tỏ sự ân hận: Ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ; Ân hận vì hành động của mình đã làm bố mẹ buồn.
- Hy vọng nhận được sự tha thứ: Nhận lỗi với bố; Xin lỗi và mong được bố mẹ tha thứ.
- Lời hứa sẽ không tái phạm.
– Kết bài: Bày tỏ tình cảm yêu thương chân thành đối với bố mẹ.
Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Em từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em nói một điều thật sự cần thiết không?
b. Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai nghe, miêu tả cho ai thất, trình bày nguyện vọng với ai? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ…)?
c. Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?
d. Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?
Gợi ý:
Khi tạo lập các văn bản ấy, điều mà em muốn nói thực sự cần thiết.
a.
- Học sinh có/không quan tâm đến việc viết cho ai.
- Việc quan tâm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức bài viết: Về cách xưng hô phụ thuộc vào đối tượng được nghe được đọc (với người lớn tuổi – xưng hô lễ phép, với bạn bè – xưng hô thân mật, gần gũi).
b.
- Học sinh có/không lập dàn bài khi làm văn.
- Việc xây dựng bố cục giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện về bài viết, tránh thừa hay thiếu ý, giúp cho bài viết mạch lạc và có sự liên kết.
c.
- Sau khi hoàn thành bài văn cần kiểm tra lại.
- Tác dụng: tránh những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, thiếu ý…
Câu 2. Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:
a. Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đạt được thành tích gì trong học tập.
b. Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).
Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?
Gợi ý:
– Việc làm của bạn học sinh trong bài là không phù hợp.
– Cần thay đổi:
- Bổ sung về nội dung: bài học kinh nghiệm
- Sắp xếp lại bố cục bài báo cáo cho hợp lý.
- Thay đổi cách xưng hô: Bài báo cáo không chỉ hướng đến đối tượng nghe là thầy/cô mà con có các bạn học sinh khác.
Câu 3. Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:
a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?
b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thể:
– Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?
– Biết được các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Gợi ý:
a.
– Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.
– Các câu văn không cần liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cần liền mạch về nội dung.
b.
– Khi lập dàn bài, cần xây dựng hệ thống ký hiệu đánh dấu mục lớn, nhỏ cho hợp lý và thống nhất.
– Để biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và được sắp xếp rành mạch, hợp lý phải dựa vào tên đề mục chính, phụ và các ý chính phụ. Ý chính bao hàm ý phụ.
Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải làm những việc gì?
Gợi ý:
– Tìm hiểu đề:
- Viết cho ai: bố
- Viết để làm gì: xin lỗi và bày tỏ thái độ ân hận với bố
- Viết về cái gì: nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.
- Viết như thế nào: đúng nội dung, thể hiện thái độ ân hận.
– Tìm ý và sắp xếp ý
– Diễn đạt ý thành những câu văn, đoạn văn.
– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu.
* Bài viết mẫu:
Ngày… tháng… năm…
Bố kính yêu của con!
Khi đọc được bức thư của bố, con đã vô cùng xúc động. Những lời phân tích, khuyên nhủ của bố khiến con nhận ra sai lầm của bản thân. Hành động vô lễ của con đã khiến cho mẹ và bố cảm thấy phiền lòng.
Con cũng nhận ra được tình yêu thương lớn lao của mẹ. Mẹ là người đã chịu biết bao đau đớn để sinh ra con. Không những vậy, mẹ còn “sẵn sàng từ bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”, mẹ “có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con”. Vậy mà con đã có những thái độ vô lễ với mẹ.
Nhưng nhờ có những dòng thư của bố giúp con có được bài học đắt giá. Quả là buồn thảm nhất là ngày mà con mất mẹ, mất đi một người luôn quan tâm, săn sóc và dạy dỗ con nên người. Con sẽ mất đi người phụ nữ có thể chịu đau đớn để mang lại cho con sự sống. Con sẽ mất đi người phụ nữ yêu thương con hơn bất cứ ai trong cuộc đời này. Cứ nghĩ đến điều đó khiến con thật đau đớn.
Con vẫn nhớ đến lời bố dặn: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. Và con biết ơn về điều đó.
Bố kính yêu của con. Ngày mai con sẽ nói lời xin lỗi mẹ. Con mong sẽ nhận được sự tha thứ của mẹ. Con cũng hứa sẽ không làm bố mẹ phải phiền lòng thêm nữa.
Con của bố
En-ri-cô
II. Bài tập ôn luyện
Cho đề bài: Đóng vai bé Thủy kể lại truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Hãy xác định các bước cần làm.
Gợi ý:
– Tìm hiểu đề:
- Viết cho ai: Người đọc
- Viết để làm gì: Kể lại truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Viết như thế nào: Đóng vai nhân vật Thủy
– Tìm ý và lập dàn ý:
(1). Mở bài: Giới thiệu bản thân với tư cách là Thủy – nhân vật em gái trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê) – xưng tôi/em.
(2). Thân bài
- Hoàn cảnh gia đình: bố mẹ ly hôn, phải xa anh trai, cùng mẹ về quê sống.
- Mẹ yêu cầu chia đồ chơi với anh Thành, anh trai quyết định để hết đồ chơi lại cho Thủy.
- Thủy và anh trai tần ngần về việc để Vệ Sĩ ở lại cùng anh hay đi cùng Em Nhỏ.
- Thủy nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ bé cùng anh trai (cùng nhau đi học về, vá áo giúp anh, trang bị cho Vệ Sĩ gác cho anh ngủ…)
- Trên đường đến trường, Thủy tần ngần, cố gắng ngắm nhìn những sự vật xung quanh lần cuối.
- Khi đến trường, Thủy cố ngắm nhìn ngôi trường và hoài niệm những kỉ niệm trước đây.
- Thủy vào lớp, chia tay cô giáo và các bạn, đồng thời nói với mọi người chuyện mình sẽ không được đi học nữa. Không khí chia tay vô cùng đau xót.
- Khi trở về nhà, Thủy sững sờ khi phải lập tức lên xe theo mẹ về quê. Trong giây phút đó, em quyết định Vệ Sĩ lại cho anh trai dù rất đau buồn. Thủy hẹn anh nếu rách áo hãy tìm đến để em vá lại cho.
- Khi sắp lên xe, Thủy quyết định để cả Em Nhỏ lại cho anh trai để hai chú búp bê không phải xa nhau.
- Thủy dặn anh trai không bao giờ tách hai chú búp bê ra khỏi nhau.
(3). Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận và mong muốn của Thủy sau khi xa anh, xa bố theo mẹ về quê.
– Diễn đạt ý thành những câu văn, đoạn văn.
– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7