Lớp 9

Soạn Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

Lịch sử 9 Bài 8 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình kinh tế nước Mĩ, sự phát triển về khoa học kĩ thuật và các chính sách đối nội, đối ngoại. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử 9 trang 35.

Soạn sử 9 Bài 8 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Soạn Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

Lý thuyết Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

1. Tình hình chung

– Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ bị thiệt hại ít và thu được nhiều lợi nhuận nhất

– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

2. Về kinh tế

– Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đi lại trên biển là của Mĩ.

– Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính giàu mạnh nhất thế giới.

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ

  • Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
  • Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
  • Dựa vào thành tựu Khoa học-kĩ thuật…
  • Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).
  • Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.

– Kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đối.

* Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm

  • Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.
  • Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
  • Do theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi nhiều những khoản lớn.
  • Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

II. Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh

  • – Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai với việc chế tạo chiếc máy tính điện tử đầu tiên.
  • – Mĩ đạt được nhiều thành tựu kì diệu trong việc chế tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, tiến hành “Cách mạng xanh”, tiến hành cách mạng trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.

=> Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ đã có nhiều cải thiện.

III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh

– Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược của Mĩ là nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mĩ.

* Đối nội:

  • Đảng Dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau thống trị và cầm quyền.
  • Chính phủ Mĩ ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ trong nước như Đạo luật Táp-Há-lây, Luật Mác-Ca-ran, Luật Kiểm tra lòng trung thành.

* Đối ngoại:

  • Đề ra “Chiến lược toàn cầu” với ý đồ thống trị thế giới.
  • Các hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ, thi hành “chính sách thực lực”, thành lập các khối quân sự, viện trợ kinh tế quân sự cho các nước đồng minh…
  • Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu Ba (1959-1960), nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).
  • Tham vọng của Mĩ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ lại hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách quan).

Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 8 trang 35

Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

Gợi ý đáp án

Nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc bởi vì:

  • Vì nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.
  • Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận.
  • Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính giàu mạnh nhất thế giới.
  • Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
  • Dựa vào thành tựu khoa học – kĩ thuật…
  • Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).
  • Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
  • Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!