Soạn bài Yêu và đồng cảm – Kết nối tri thức 10
THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Yêu và đồng cảm, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Yêu và đồng cảm – Kết nối tri thức 10
Soạn bài Yêu và đồng cảm
Trước khi đọc
Câu 1. Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?
- Đồng cảm trong cuộc sống là biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Tâm trạng khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó: vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 2. Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc…)? Thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?
- C ảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật: Tùy vào nội dung mà tác phẩm đó thể hiện mà sẽ có những tâm trạng khác nhau.
- Lí do: Hiểu được những điều mà tác phẩm nghệ thuật muốn thể hiện.
Trong khi đọc
Câu 1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?
Tạo hứng thú, gây tò mò cho người đọc.
Câu 2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
Tác giả phục chú bé vì lòng đồng cảm.
Câu 3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
Cùng một gốc cây:
- Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.
- Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.
- Còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
- Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây, không còn mục đích gì khác.
Câu 4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?
Sự đồng cảm là một phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.
Câu 5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
- Sự đồng cảm được biểu hiện trong sáng tạo nghệ thuật ở:
- Người nghệ sĩ biết đồng cảm với mọi vật xung quanh.
Câu 6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em: sự hồn nhiên, sự chân thành, lòng đồng cảm với mọi vật. Bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật, chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến và khám phá được nhiều điều thú vị.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ:
- Đoạn 1: “Một đứa bé vào phòng tôi… nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này”.
- Đoạn 3: “Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày”.
- Đoạn 5: “Về mặt này, chúng ta không thể không ca tụng các em bé… Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”.
- Đoạn 6: “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim… nhân ái và hòa bình ấy”.
– Nguyên nhân: Những sáng tác của ông thường nhắc đến trẻ thơ nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp.
Câu 2. Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?
Những từ ngữ gồm: nghệ thuật, nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, Chân – Thiện – Mĩ, nhà phê bình nghệ thuật, tâm lí nghệ thuật…
Câu 3. Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản:
- Đoạn (1): Câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm.
- Đoạn (2): Góc nhìn của người họa sĩ với mọi vật.
- Đoạn (3): Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ.
- Đoạn (4): Biểu hiện của tấm lòng đồng cảm trong sáng tác nghệ thuật
- Đoạn (5): Bản chất của trẻ em là nghệ thuật.
- Đoạn (6): Giá trị của tuổi thơ.
=> Các đoạn văn có sự liên kết về nội dung.
Câu 4. Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?
– Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
– Bằng chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.
– Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
– Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ.
Câu 5. Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?
– Nét tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ: lòng đồng cảm.
– Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở: Tác giả đã phát hiện ra bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
Câu 6. Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Người đọc sẽ không hiểu được sự liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật. Sự hấp dẫn, thuyết phục của văn bản sẽ giảm đi.
Câu 7. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
- “Đôi mắt xanh non”: Sự trong sáng, hồn nhiên và tràn đầy sức sống.
- Trong sáng tác nghệ thuật: Người nghệ sĩ phải luôn biết đổi mới, cảm nhận thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau.
Kết nối đọc – viết
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10