Lớp 8

Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được làm quen với khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình.

Bạn đang xem: Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Từ tượng thanh, từ tượng hình được đăng tải chi tiết dưới đây.

Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh – Mẫu 1

I. Đặc điểm, công dụng

Đọc các đoạn trích trong SGK (trong Lão Hạc của Nam Cao) và trả lời câu hỏi:

a. Trong các từ ngữ in đậm:

-Từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi xộc xệch, sòng sọc.

– Từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của tự nhiên, con người: hu hu, ư ử.

b. Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên giúp miêu tả chi tiết hơn về hình ảnh, âm thanh cho sự vật, con người trong văn miêu tả hoặc tự sự.

Tổng kết:

– Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.

– Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong các câu sau (trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố).

– Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

  • Từ tượng thanh: soàn soạt,
  • Từ tượng hình: rón rén

– Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

  • Từ tượng thanh: bịch

– Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.

  • Từ tượng thanh: bốp

– Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

  • Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo
  • Từ tượng thanh: nham nhảm

Câu 2. Tìm ít nhất năm từ ngữ tả dáng đi của con người.

Gợi ý: lom khom, thoăn thoắn, nhanh nhẹn, lon ton, lò dò, lù đù, khoan thai, chập chững, thướt tha, thong thả, uyển chuyển, khập khiễng, khệnh khạng, nghiêng ngả, yểu điệu…

Câu 3. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cườiha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.

– Cười ha hả: tiếng cười rất to, thể hiện sự thích thú.

– Cười hì hì: tiếng cười nhẹ nhàng

– Cười hô hố: tiếng cười to, có phần thô lỗ, khiến người nghe khó chịu.

– Cười hơ hớ: tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giấu diếm.

Câu 4. Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.

– Gió thổi mạnh làm cánh cửa kêu lắc rắc, nghe thật đáng sợ.

– Nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt cô bé.

– Bố em đi cày về, trên trán vẫn còn lấm tấm những hạt mồ hôi.

– Con đường này mới khúc khuỷu làm sao!

– Ánh lửa lập lòe trong đêm.

– Tiếng đồng hồ kêu tích tắc.

– Tiếng mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối.

– Những chú vịt con bước đi phát ra tiếng lạch bạch.

– Giọng nói của anh ấy nghe cứ ồm ồm.

– Mưa ào ào như trút nước xuống con đường làng.

Câu 5. Sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ ngữ tượng thanh, tượng hình mà em biết.

Gợi ý:

– Bài thơ Mưa – Trần Đăng Khoa:

Bụi bay
Cuồn cuộn

Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp…

– Lượm (Tố Hữu):

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

* Bài tập ôn luyện:

Câu 1. Hãy tìm từ tượng hình, tượng thanh:

a. “Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ. Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

b.

Văng vẳng nghe tiếng chích chòe,
Lặng đi kẻo động khách lòng quê
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.
Quyên đã gọi là quang quác quác,
Gà từng gáy sáng tẻ tè te
Lại còn giục giã về hay ở,
Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.

(Nguyễn Khuyến)

Câu 2. Tìm các từ:

a. Từ tượng hình gợi tả màu sắc.

b.Từ tượng thanh miêu tả tiếng khóc của con người.

Gợi ý:

Câu 1.

a.

– Từ tượng hình: mơ màng, âm u, xám xịt, nặng nề, đục ngầu

– Từ tượng thanh: ầm ầm

b.

– Từ tượng hình: khoẻ khoe

– Từ tượng thanh: văng vẳng, quang quác quác, tẻ tè te

Câu 2.

a. Từ tượng hình gợi tả màu sắc: chon chót, nhợt nhạt, sặc sỡ, lòe loẹt, chói chang, màu mè…

b. Từ tượng thanh miêu tả tiếng khóc của con người: thút thít, nức nở, sụt sùi, oa oa, rưng rức, sụt sịt…

Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh – Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong các câu sau (trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố).

– Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

  • Từ tượng thanh: soàn soạt,
  • Từ tượng hình: rón rén

– Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

  • Từ tượng thanh: bịch

– Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.

  • Từ tượng thanh: bốp

– Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

  • Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo
  • Từ tượng thanh: nham nhảm

Câu 2. Tìm ít nhất năm từ ngữ tả dáng đi của con người.

Gợi ý: lom khom, thoăn thoắn, nhanh nhẹn, lon ton, lò dò, lù đù, khoan thai, chập chững, thướt tha, thong thả, uyển chuyển, khập khiễng, khệnh khạng, nghiêng ngả, yểu điệu…

Câu 3. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả , cười hì hì , cười hô hố , cười hơ hớ .

– Cười ha hả: tiếng cười rất to, thể hiện sự thích thú.

– Cười hì hì: tiếng cười nhẹ nhàng

– Cười hô hố: tiếng cười to, có phần thô lỗ, khiến người nghe khó chịu.

– Cười hơ hớ: tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giấu diếm.

Câu 4. Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào .

– Tiếng mưa rơi xuống mái nhà kêu lắc rắc.

– Những giọt nước mắt lã chã rơi trên khuôn mặt khắc khổ.

– Trán cô ta lấm tấm những giọt mồ hôi.

– Con đường trên núi khá khúc khuỷu.

– Ngọn lửa lập lòe thất đáng sợ.

– Đồng hồ vẫn kêu tích tắc.

– Mưa rơi lộp bộp trên tàu lá.

– Những bước đi của nó cứ lạch bạch.

– Tiếng nói của thầy nghe ồm ồm.

– Nước đổ ào ào xuống sân.

Câu 5. Sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ ngữ tượng thanh, tượng hình mà em biết.

Gợi ý:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.

(Qua đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

II. Bài tập ôn luyện

Tìm các từ tượng thanh:

a. chỉ tiếng cười

b. chỉ tiếng khóc

Gợi ý:

a. khúc khích, khà khà, sằng sặc, giòn giã, hô hố, ha ha, he he…

b. oe oe, thút thít, sụt sùi, nức nở, hu hu, híc híc…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!