Lớp 7

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống – Kết nối tri thức 7

Bài Soạn văn 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, được THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu đến các bạn học sinh.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh 7 chuẩn bị cho bài nói của mình một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

– Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý.

– Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày.

– Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến.

– Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng.

b. Tập luyện

Đối với kiểu bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, hình thức tập luyện theo nhóm là thích hợp nhất.

2. Trình bày bài nói

a. Người nói

  • Trình bày ý kiến về vấn đề.
  • Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe.

b. Người nghe

  • Tiếp nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói.
  • Nêu ý kiến trao đổi.

3. Sau khi nói

Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt:

  • Vấn đề đời sống được bàn luận có hấp dẫn và thiết thực không?
  • Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói đạt ở mức nào?
  • Cách phản bác của người nghe có tác dụng tích cực với người nói không?
  • Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề đời sống, việc thể hiện rõ ràng thái độ tán thành hay phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì?

* Hướng dẫn:

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày về vấn đề tác hại của thuốc lá với sức khỏe của con người.

Xã hội ngày càng phát triển, các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ngày càng phổ biến. Vấn đề hút thuốc lá chưa trở thành một tệ nạn, nhưng nó đang gây ra những hậu quả khôn lường đến cuộc sống của con người.

Thuốc lá là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống. Nó được sản xuất từ những thành phần có hại cho sức khỏe của con người, nhất là ảnh hưởng đến lá phổi – cơ quan hô hấp quan trọng. Thuốc lá cũng giống như những chất gây nghiện, một khi đã sử dụng thì rất khó bỏ. Hút thuốc lá dường như đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là ở nam giới. Hiện nay, người hút thuốc lá ngày một gia tăng, không chỉ về số lượng mà còn ở độ tuổi (nhiều lứa tuổi). Đáng báo động nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên – những con người còn đang có sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng có thể xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Trong cuộc sống, nhiều gặp phải những áp lực lớn về công việc, họ tìm đến thuốc lá như một “liều thuốc” để giải tỏa áp lực. Cũng do thuốc lá có chất kích thích tạo cảm giác sảng khoái, hưng phấn hơn. Đôi khi cũng có thể do tâm lý đám đông ảnh hưởng vì bạn bè rủ rê. Đối với giới trẻ có thể xuất phát từ sự tò mò muốn khám phá hoặc thể hiện cá tính của bản thân trước những người xung quanh. Nhiều bạn trẻ cho rằng việc hút thuốc là là cá tính, vì vậy hút thuốc là để chứng minh sự khác người. Đặc biệt nhất là những quy định về việc hạn chế hút thuốc lá còn chưa hoàn thiện.

Trước hết, hút thuốc lá sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Khói thuốc lá có nhiều chất độc thấm vào cơ thể. Những lông rung của những tế bào niêm mạc ở ở vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt, gây ra ho hen, sau nhiều năm có thể gây viêm phế quản; chất hắc ín thấm vào tế bào gây ra ung thư. Các chất ô-xít các-bon bám chặt vào máu, hồng cầu không có chúng tiếp cận với ô-xi. Và các chất ni-cô-tin trong khói thuốc lá làm cho các động mạch co thắt lại, gây ra các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh cũng bị nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư, gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi… Ngoài ra, việc hút thuốc là còn gây ra ảnh hưởng đến đạo đức của con người. Người lớn hút thuốc, trẻ em sẽ học theo tấm gương xấu. Tỉ lệ hút thuốc lá ở thanh thiếu niên ngày càng tăng cao, khi cần tiền để mua thuốc có thể sẵn sàng trộm cắp, hoặc dễ dàng tiếp cận với rượu bia, ma túy.

Chính vì vậy, cần có những biện pháp như cấm hút thuốc nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm, tích cực tuyên truyền với các khẩu hiệu chống thuốc lá lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá, người lớn làm gương cho trẻ nhỏ…

Trên đây là phần trình bày ý kiến của tôi, xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!