Lớp 7

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) – Kết nối tri thức 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học).

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) – Kết nối tri thức 7

Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

– Tham khảo một số đề tài sau:

  • Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay): sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống, vẻ đẹp của lòng can đảm, tôn trọng sự khác biệt,
  • Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An, Cò (Đi lấy mật); nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống, tình yêu thương loài vật…

– Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

  • Tìm ý tưởng cho bài trình bày từ những chi tiết trong văn bản truyện.
  • Tìm các thông tin liên quan từ sách báo, phương tiện truyền thông…

– Lập dàn ý cho bài nói: Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng không thể bỏ qua.

b. Tập luyện

– Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp.

– Cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói. Hiểu được việc trình bày của mình được người nghe đánh giá như thế nào sẽ giúp em tập luyện tốt hơn.

  • Giới thiệu được vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học.
  • Thể hiện ý kiến của người nói về vấn đề được trao đổi.
  • Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
  • Nói rõ và truyền cảm.
  • Sử dụng phù hợp các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…).
  • Mở đầu và kết thúc bài nói hợp lí. Có thể tạo sự chú ý với người nghe bằng cách mở đầu theo cách riêng của em như kể một câu chuyện ngắn, dẫn một câu nói nổi tiếng, nêu một kết quả khảo sát hay nghiên cứu,

2. Trình bày bài nói

– Với tư cách người nói, em cần lưu ý:

  • Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị.
  • Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề đời sống.
  • Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe.

– Với tư cách người nghe, em cần lưu ý:

  • Tập trung lắng nghe để nắm được nội dung trình bày của bạn.
  • Chú ý cách trình bày và thái độ của người nói.
  • Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói.

3. Sau khi nói

  • Người nói: Kiểm tra lại thông tin, trao đổi với người nghe.
  • Người nghe: Lắng nghe, phản hồi ý kiến.

* Hướng dẫn bài nói:

Một trong những cuốn sách mà tôi rất yêu thích là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Trong tác phẩm này, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Gióc-ba, một con mèo mùn được nhà văn xây dựng để gửi gắm bài học về tình yêu thương.

Truyện kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình.

Câu chuyện được bắt đầu từ một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba lại làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Từng trang sách được lật mở là từng cảm xúc khác nhau mà chúng ta đã trải qua: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.

Gióc-ba và họ nhà mèo đã nuôi lớn và dạy dỗ Lắc-ki bằng tình yêu thương chân thành, tha thiết. Một lần nọ, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.

Ở cuối truyện, Lắc-ki học được cách bay, giọt nước mắt mãn nguyện của chú mèo Gióc-ba đã cho thấy tình yêu thương thật lớn lao. Gióc-ba cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đã giữ đúng lời hứa nhưng trong sâu thẳm lại buồn vời vợi vì từ đây sẽ xa đứa con nhỏ bé mà bấy lâu nay mình đã dành hết tình yêu thương cho nó một cách trọn vẹn nhất. Qua câu chuyện, nhà văn cũng truyền tải đến người đọc một thông điệp: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn”. Đây là một thông điệp vô cùng giá trị trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ. Chúng ta cũng nhận ra được bài học về tình yêu thương trong cuộc sống.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!