Lớp 7

Soạn bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được thực hành luyện tập cách làm một bài văn biểu cảm.

Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.

Bạn đang xem: Soạn bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

Soạn bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm – Mẫu 1

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Đề bài: Loài cây em yêu

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

– Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.

– Đối tượng: loài cây

– Tình cảm: yêu mến, thích thú

b.

– Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.

– Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)

b. Thân bài

– Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:

  • Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.
  • Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắc
  • Cây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.

=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.

– Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…

– Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.

3. Viết đoạn văn

Gợi ý:

– Mở bài

MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).

MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)

– Kết bài

KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.

KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân

Gợi ý:

1. Đối tượng: mùa xuân

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:

– Xuân, hạ, thu và đồng – bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.

– Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.

b. Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

– Thời tiết dần ấm áp hơn.

– Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

– Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.

– Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.

* Con người:

– Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).

– Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.

c. Kết bài

– Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.

– Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.

– Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.

Soạn bài Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm – Mẫu 2

I. Hướng dẫn làm bài

Đề bài: Loài cây em yêu.

Gợi ý:

Trong các loài cây, em thích nhất là cây phượng vĩ. Bởi đó là loài cây của tuổi học trò. Dưới hàng phượng, chúng em đã cùng nhau trải qua thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Phượng vĩ vốn thường được trồng nhiều trong các trường học. Cây đứng giang rộng cánh tay che chở cho chúng em dưới bóng mát của mình. Dưới gốc phượng, một cái rễ lớn, ngoằn ngoèo uốn lượn trông như con rắn đang trườn. Lớp da phong sương bạc phếch như màu đất ải. Quanh các gốc phượng được bao bọc bởi các bồn cây hình vuông. Thân cây phượng sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai. Rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía.

Cây phượng giống như một người bạn đã của lũ học trò chúng em. Dưới những tán phượng là những chiếc ghế đá để chúng em ngồi nghỉ ngơi vào mỗi giờ ra chơi. Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng. Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mát dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong mát.

Hàng phượng vĩ cùng với tiếng ve râm ran. Mùa hè đến, mùa chia tay cũng đến. Chúng em chia tay mái trường trong sự lưu luyến. Hàng phượng vĩ vấn đứng đó cùng với chiếc trống trường, những phòng học… chờ đợi chúng em ngày tựu trường.

Hoa phượng rực rỡ, vui tươi. Em yêu biết bao loài cây đẹp đẽ. Phượng đã trở thành một người bạn tri kỉ của những học trò chúng em.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định đối tượng, lập dàn ý và chọn một ý để viết đoạn văn cho đề văn sau: Cảm nghĩ về khu vườn nhà em.

Gợi ý:

– Đối tượng: khu vườn nhà em.

– Lập dàn ý:

(1). Mở bài

  • Giới thiệu khu vườn của nhà em.
  • Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

(2). Thân bài

  • Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?
  • Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
  • Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
  • Kỉ niệm với khu vườn, tình cảm dành cho khu vườn.

(3). Kết bài

Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn nhà mình.

– Đoạn văn: Khắp khu vườn lúc này, đâu cũng là hương thơm của những loài hoa. Đối với tôi, khu vườn nhà bà ngoại đã chứa đựng rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên bà. Đó là những buổi sáng hai bà cháu cùng nhau tưới nước cho cây cối trong vườn. Đó là khi bà hái từng chùm quả ngọt cho hai chị em tôi thưởng thức. Đó là đêm hè lộng gió ngồi trước khu vườn nghe bà kể chuyện cổ tích. Những bữa cơm ngồi ngoài sân, mấy bà cháu vừa ăn vừa ngắm nhìn khu vườn lạ. Hôm nay, bà đã mãi mãi rời xa chị em tôi, những kỉ niệm thì vẫn còn đó. Mỗi lần về thăm quê, ngắm nhìn khu vườn, tôi lại thấy nhớ bà da diết.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!