Lớp 8

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, học sinh sẽ được tìm hiểu về văn bản thuyết minh để từ đó biết cách làm một bài văn thuyết minh.

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh, sẽ được chúng tôi đăng tải dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh – Mẫu 1

I. Vai trò và đặc điểm chung của văn thuyết minh

1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người

Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?

  • Văn bản Câu dừa Bình Định: trình bày công dụng của dừa đối với cuộc sống của người dân Bình Định.
  • Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục: giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh lục, vai trò của chất diệp lục
  • Văn bản Huế: giới thiệu về Huế như là trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

– Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?

Các loại văn bản trên thường được bắt gặp ở trong sách, báo…

– Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết: Phở của Nguyễn Tuân, Bánh đậu (trích Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam), Khoai lang của Vũ Bằng…

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự không? Tại sao? Chúng khác các văn bản ấy ở chỗ nào?

b. Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?

c. Các văn bản đã thuyết minh về các đối tượng bằng phương thức nào?

d. Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?

Gợi ý:

a.

– Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự.

– Lý do: Các văn bản không trình bày diễn biến sự việc, không có nhân vật hay tình huống…

b. Các văn bản trên trình bày, giới thiệu hoặc giải thích về nguồn gốc, đặc điểm của sự vật, hiện tượng một cách khách quan, chính xác.

c. Các văn bản trên đã thuyết minh về các đối tượng bằng phương thức: trình bày, giải thích và giới thiệu.

d. Ngôn ngữ của các văn bản trên: khách quan, chính xác với ngôn ngữ khoa học.

Tổng kết:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và các sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.

– Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng và chặt chẽ.

II. Luyện tập

Câu 1. Các văn bản trong SGK có phải văn bản thuyết minh không? Vì sao?

* Hai văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” và “Con giun đất” đều là văn bản thuyết minh.

* Lý do:

– Về nội dung:

  • Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” cung cấp về kiến thức lịch sử.
  • Văn bản “Con giun đất” cung cấp kiến thức khoa học (cụ thể là sinh học).

– Về hình thức: Cả hai văn bản đều sử dụng những câu văn ngắn gọn, dễ hiểu.

Câu 2. Hãy đọc lại và cho biết “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?

– Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc văn bản nghị luận.

– Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này nhằm chỉ rõ tác hại của bao bì ni lông để người đọc nắm được, từ đó ý thức hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

Câu 3. Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?

– Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận đôi khi cần có yếu tố thuyết minh.

– Lý do: Nhờ có yếu tố thuyết minh mà nội dung của các văn bản trên sẽ trở nên sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

III. Bài tập ôn luyện

Dựa vào văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông.

Gợi ý:

Việc sử dụng bao bì ni lông của con người đang gây nguy hiểm đến môi trường của Trái Đất. Chúng ta đã biết rằng bao bì ni lông có đặc tính không phân hủy của pla-xtíc. Hàng năm, có hàng triệu tấn bao bì ni lông được thải ra môi trường. Chúng đã cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật bị nó bao quanh, sự phát triển của cỏ gây xói mòn đất ở đồi núi. Những bao ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt vào mùa mưa. Cống rãnh bị tắc tạo thuận lợi cho muỗi phát triển – lan truyền dịch bệnh… Bao ni lông màu đựng thực phẩm có chứa kim loại chì, ca-đi-mi sẽ gây nguy hại đến não, ung thư phổi. Đặc biệt là khi đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, khi con người hít phải sẽ gây khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến nội tiết… Không những môi trường bị ô nhiễm mà sức khỏe của con người cũng bị tổn hại. Chính vì vậy, chúng ta hãy hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông.

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh – Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Các văn bản trong SGK có phải văn bản thuyết minh không? Vì sao?

– Hai văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” và “Con giun đất” đều là văn bản thuyết minh.

– Nguyên nhân:

  • Về nội dung: Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” cung cấp về kiến thức lịch sử; Văn bản “Con giun đất” cung cấp kiến thức khoa học (cụ thể là sinh học).
  • Về hình thức: Cả hai văn bản đều sử dụng những câu văn ngắn gọn, dễ hiểu.

Câu 2. Hãy đọc lại và cho biết “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?

Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc văn bản nghị luận. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này nhằm chỉ rõ tác hại của bao bì ni lông để người đọc nắm được, từ đó ý thức hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

Câu 3. Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?

Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận đôi khi cần có yếu tố thuyết minh. Nhờ có yếu tố thuyết minh mà nội dung của các văn bản trên sẽ trở nên sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

II. Bài tập ôn luyện

Dựa vào những kiến thức đã học về Nam Cao, hãy viết một đoạn văn thuyết minh về nhà văn này.

Gợi ý:

Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Nam Cao quan niệm rằng: “Nghệ thuật vị nhân sinh” – văn chương phải hướng đến cuộc sống của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. Nam Cao tỏ ra sắc sảo trong việc phân tích, diễn tả những trạng thái, quá trình tâm lý phức tạp, hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười… Ngoài ra, ông còn tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động. Các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng xoay quanh hai mảng đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau. Về truyện ngắn có Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Đôi mắt (1948)…; tiểu thuyết: Sống mòn (1944)…; thể loại khác: Nhật kí ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951)… Có thể khẳng định rằng Nam Cao là một nhà văn đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!