Soạn bài Tiếng chổi tre (trang 54)
Soạn bài Tiếng chổi tre sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe, vận dụng trang 54, 55 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Qua đó, sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài 13 chủ đề Hành tinh của em. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Soạn bài Tiếng chổi tre (trang 54)
Soạn bài phần Đọc – Bài 13: Tiếng chổi tre
Khởi động
Đường phố trong 2 bức tranh dưới đây có gì khác nhau? Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?
Gợi ý trả lời:
Đường phố trong 2 bức tranh (trình bày từ trái sang phải) dưới đây có sự khác nhau:
- Bức tranh 1: Quang cảnh vào buổi tối. Đường phố có nhiều rác, cô lao công đang làm công việc quét rác
- Bức tranh 2: Quang cảnh vào buổi sáng. Đường phố sạch sẽ.
Trả lời câu hỏi
1. Chị lao công làm việc vào những thời gian nào?
2. Đoạn thơ thứ hai cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào?
3. Những câu thơ sau nói lên điều gì?
“Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về”
- Sự chăm chỉ của chị lao công
- Niềm tự hào của chị lao công
- Sự thay đổi của thời tiết đêm hè và đêm đông
4. Tác giả nhắn nhủ em điều gì qua 3 câu thơ cuối?
Gợi ý trả lời:
1. Chị lao công làm việc vào thời gian buổi đêm.
2. Đoạn thơ thứ hai cho biết công việc của chị lao công vất vả. Chị lao công làm việc trong đêm đông lạnh ngắt. Tác giả so sánh chị “như sắt”, “như đồng”.
3. Chọn đáp án a.
4. Qua 3 câu thơ cuối, tác giả muốn nhắn nhủ em phải giữ gìn đường phố sạch sẽ vì chị lao động đã rất vất vả cả đêm để làm việc, để quét rác cho em một môi trường sống sạch sẽ.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre?
2. Thay lời tác giả, nói lời cảm ơn đối với chị lao công.
Gợi ý trả lời:
1. Trong đoạn thơ thứ nhất, từ miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre: xao xác.
2. Em rất biết ơn những người lao công. Bởi vì họ là người hàng ngày thầm lặng thu gom, xử lý những thứ rác thải. Biết ơn những người lao công dọn rác em cũng tự nhắc nhở mình không được vứt rác bừa bãi nơi công cộng, để công việc của họ bớt gian nan, vất vả hơn.
Soạn bài phần Viết – Bài 13: Tiếng chổi tre
1. Viết chữ hoa: X
Trả lời:
– Quan sát chữ viết hoa X: cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ 2,5 li, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản (2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên)
– Cách viết:
- Nét 1: đặt bút lên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu bên trái, dừng bút giữa đường kẻ 1 với đường kẻ 2.
- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1 viết nét xiên lượn từ trái sang phải, từ dưới lên trên, dừng bút trên đường kẻ 6.
- Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2 đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 2.
2. Viết ứng dụng: Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.
Trả lời:
Viết chữ hoa X đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
Soạn bài phần Nói và nghe – Bài 13: Tiếng chổi tre
1. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh
Hạt giống nhỏ
(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non)
2. Nghe kể chuyện.
3. Kể lại từng câu chuyện theo tranh.
Gợi ý trả lời:
1. Đoán nội dung của từng tranh
- Tranh 1: Nhờ có mưa và ánh nắng mặt trời, hạt giống nhỏ trở thành một cái cây to, khỏe mạnh.
- Tranh 2: Sống trên đồi vắng,cây buồn bã, mong muốn được các loài chim bay tới chơi cùng mình, đậu trên cành cây để chia sẻ vui buồn.
- Tranh 3: Mây, mặt trời và mưa đã giúp cây to thực hiện những điều đó.
- Tranh 4: Những hạt giống mới lại nảy mầm. Quả đồi đã có nhiều cây xanh đứng bên cạnh nhau.
3. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Tranh 1: Có hạt giống nhỏ nằm ngủ yên trên một quả đồi. Hạt giống đã tới đây bằng cách nào? Chị Gió, Cô Mây và cả ông Mặt Trời đều không biết. Vào một buổi sáng, từ hạt giống nhỏ đã nhú lên một cái chồi non bé tẹo. Mới ra đời nên chồi cây rất bẽn lẽn, e sợ. Nhờ gió, nước mát và hơi ấm của tia mặt trời, chồi cây vươn mình và cứ lớn dần, lớn dần lên. Chẳng bao lâu, cây non đã thành một cây to, cao và khỏe mạnh.
- Tranh 2: Hằng ngày, các chú chim sâu, chim gõ kiến, chim sơn ca đều bay tới đậu trên cành cây. Các chú chim vừa bắt sâu vừa cất giọng hót líu lo. Sống một mình trên quả đồi nên cây to buồn lắm. Nó muốn có bạn để chia sẻ vui buồn.
- Tranh 3: Chị Gió, Cô Mây và cả Ông Mặt Trời đều bảo cây: – Bạn đừng buồn nữa, chúng tôi sẽ giúp bạn! Thế là chị Gió bay đi kiếm những hạt giống nhỏ và đem về. Cô Mây tưới nước mát, ông Mặt Trời chiếu những tia nắng ấm áp sưởi cho hạt.
- Tranh 4: Chẳng bao lâu, những hạt giống mới lại nảy mầm, vươn mình và lớn lên. Thế là trên quả đồi giờ đây đã có biết bao cây xanh tụ tập bên nhau.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 13: Tiếng chổi tre
Cùng người thân nói về ích lợi của cây cối đối với cuộc sống của con người.
Trả lời:
- Cây cung cấp thức ăn: rau, lúa, gạo, ngô, khoai, trái cây,…
- Cây cho bóng mát.
- Cây cung cấp vật liệu làm nhà: gỗ, tre, nứa,…
- Cây làm đẹp phố phường, thôn xóm.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 2