Lớp 8

Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Chúng tôi mong rằng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)

Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo…), người ta thường nêu những nội dung sau:

  • Nguyên/vật liệu
  • Các bước thực hiện
  • Yêu cầu thành/sản phẩm

– Cách làm được trình bày theo thứ tự trước sau, lần lượt từng bước.

Tổng kết:

  • Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm đó.
  • Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự… làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
  • Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Gợi ý:

(1) Mở bài: Giới thiệu chung về trò thổi cơm thi.

(2) Thân bài

– Không gian chơi: Trò chơi bịt mắt bắt dê thường được chơi ở những nơi rộng rãi như sân cỏ, công viên.

– Số lượng người chơi: Không giới hạn, thường rất đông và khoảng từ mười đến hai mươi người.

– Cách chơi: Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa.

– Kết quả: Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”. Còn nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

(3) Kết bài: Suy nghĩ về trò chơi bịt mắt bắt dê.

Câu 2. Đọc bài giới thiệu “Phương pháp học nhanh” (trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2). Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Gợi ý:

– Cách đặt vấn đề: Vì sao cần phải có phương pháp đọc nhanh?

Khoa học phát triển nhanh, đã có máy điện tử. Nhưng con người vẫn là trung tâm của thiên nhiên, máy móc. Con người phải đọc, phải tích lũy kiến thức và tiết kiệm thời gian. Nếu chỉ đọc theo kiểu thông thường (150 – 200 từ/phút) thì mỗi người suốt đời chỉ đọc được 2 – 3 nghìn quyển sách. Muốn tiến kịp thời đại, có thể đọc được từ 50 – 100 nghìn cuốn sách thì phải có cách đọc mới, đó là phương pháp đọc nhanh.

– Cách đọc:

  • Phương pháp đọc truyền thống là phương pháp đọc từ (đọc thành vần, nhiều vần thành từ, và nhiều từ thành câu và khi đọc phải phát âm), mỗi phút chỉ đọc được 150 – 200 từ/ phút.
  • Phương pháp đọc thứ hai là phương pháp đọc ý, chỉ thu nhận ý, lướt qua, lọc bỏ những thông tin không cần thiết gọi là lướt.

– Bí quyết của phương pháp đọc mới như thế nào?

  • Chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6 – 7 dòng và đôi khi cả trang. Không đọc theo đường ngang mà mắt luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. Cách đọc mới, cơ mắt ít mỏi, mà lại thâu tóm được toàn bộ nội dung chứa trong trang sách, trong toàn bộ bài viết. Phương pháp đọc nhanh ai cũng học được nhưng phải tập trung cao, có ý chí lớn.
  • Phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng. Có một số nhà văn, nhà chính trị có phương pháp đọc nhanh kỳ lạ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/ phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước tiên tiến mở các lớp đọc nhanh. Học viên sau lớp học có thể đọc từ 1500 từ/phút, thậm chí tốc độ đọc lên tới 12.000 từ/phút đối với những bài viết nhẹ nhàng đơn giản như truyện trinh thám.

– Các số liệu giúp cho bài đọc có độ chính xác, tin cậy cao hơn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!