Lớp 12

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (Lớp 12)

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, là tài liệu vô cùng hữu ích.

Bạn đang xem: Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (Lớp 12)

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

A

C

C

B

B

B

B

C

B

D

A

II. Tự luận

Đề 1:

Câu 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước.

– Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

– Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Câu 2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

“Tuyên ngôn độc lập” không chỉ có là một tác phẩm chứa đựng nội dung sâu sắc. Mà còn thể hiện tài năng lập luận kiệt xuất của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là văn kiện chính trị, lịch sử song không hề khô khan, giáo điều mà vô cùng dễ hấp dẫn, thuyết phục. Trước hết, Hồ Chí Minh đã xây dựng cho bản Tuyên ngôn một kết cấu lập luận vô cùng chặt chẽ gồm ba phần: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập. Ở mỗi phần, cách lập luận của Người cũng vô cùng thuyết phục và sáng tạo.

Về cơ sở pháp lý, Người đã không nhắc lại truyền thống vẻ vang của dân tộc như thế hệ trước:

“Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)

Mà Người đã khéo léo trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp. Bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của cách mạng Mỹ: “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Bởi đây là hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc có tiếng nói trên thế giới nên đem đến hiệu quả thuyết phục cao. Từ đó Bác đã khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…) của dân tộc Việt Nam. Nhưng cách trích dẫn của người không dập khuôn mà đầy sáng tạo khi nâng từ quyền cá nhân lên dân tộc: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chỉ với một cụm từ “suy rộng ra” nhưng đã tóm gọn lại được một tầm tư tưởng lớn của một con người vĩ đại.

Sau khi đưa ra cơ sở pháp lý, Bác đã chứng minh bằng cơ sở thực tế với hai luận điểm chính đó là tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời biểu dương tinh thần đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Hai luận điểm được nêu ra rõ ràng, chứng minh bằng những luận chứng không ai có thể chối cãi. Nếu như Pháp luôn kể công khai hóa và bảo hộ dân tộc Việt Nam, thì nhân danh người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bác bỏ điều đó. Trong tám mươi năm thống trị nước ta chúng đã gây ra bao tội ác tày trời làm đau khổ cho nhân dân ta. Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, phong phú được chắt lọc nhất. Pháp bóc lột nhân dân ta trong mọi mặt đời sống từ kinh tế, văn hóa – giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong hai năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Cuối năm 1945, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Nếu Việt Minh cứu giúp cho nhiều người Pháp thì chúng lại nhẫn tâm giết chết số đông tù chính trị của ta. Pháp luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của nước mẹ vĩ đại thì Hồ Chí Minh đã khiến chúng phải rơi vào thế “gậy ông đập lưng ông” để khéo léo nhắc nhở họ đừng làm vấy bẩn lên ngọn cờ chính nghĩa mà tổ tiên họ đã phải đổ biết bao xương máu mới có được. Như vậy, Bác khẳng định lại đó không phải là công mà là tội. Khi đưa ra tội ác của thực dân Pháp, Bác đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ kết hợp với lối điệp cấu trúc “chúng…” góp phần vạch ra tội ác của kẻ thù. Sau đó, Người còn biểu dương tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” – cùng lúc phá bỏ ba xiềng xích lớn là thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến. Cách mạng tháng Tám thành công với thắng lợi vẻ vang đã đem lại nền độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam. Người cũng khéo léo thuyết phục các nước Đồng minh rằng: “ Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”. Lí lẽ của Người đã chỉ ra nếu các nước Đồng minh không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam thì có nghĩa là đồng minh đang phản bội lại chính mình. Một cách thuyết phục cho thấy tài năng của Hồ Chủ tịch.

Và lời tuyên bố độc lập cuối cùng mang dáng vẻ của “bài thơ thần” đã từng vang vọng trên sông như Nguyệt: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Lời tuyên bố mang giọng điệu hùng hồn, lời lẽ quyết đoán đã thể hiện được tinh thần của toàn thể dân tộc Việt Nam. Quả là có sức lay động lòng người.

Qua phân tích trên, có thể thấy rõ được tài năng lập luận của Hồ Chí Minh. Nhờ đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” đã trở thành một văn kiện có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là “bài thơ thần” của thời đại mới.

Đề 2:

Câu 1. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

  • Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
  • Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa (Lào).
  • Xuất thân: chủ yếu là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.

– Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ)

– Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”

b. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. 14 câu đầu: Nỗi nhớ của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và Tây Tiến anh hùng.
  • Phần 2. 8 câu tiếp theo: Đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
  • Phần 3. 8 câu tiếp theo: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát.
  • Phần 4. Còn lại: Khái quát lại những ngày Tây Tiến, những kỉ niệm không thể nào phai.

c. Ý nghĩa nhan đề

– “Tây Tiến” là tên gọi của một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ).

– Ban đầu nhà thơ đặt tên cho nhan đề của mình là “Nhớ Tây Tiến”, sau đó nhà thơ đổi tên thành “Tây Tiến”, in trong tập Mây đầu ô (1986). Việc đổi tên bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” cho thấy cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, nhưng lại không nhấn mạnh được hình tượng trung tâm của bài thơ. Đồng thời khi đọc tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc được nỗi nhớ, việc để chữ “nhớ” ở nhan đề không cần thiết. Mặt khác nhan đề này gợi ra sự ủy mị, mềm mại không phù hợp với hình tượng đoàn quân Tây Tiến mạnh mẽ, hào hùng.

– Khi lược bỏ chữ “nhớ” giúp cho nhan đề trở nên cô đọng hơn. Bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” cũng gợi ra nỗi nhớ. Nhan đề “Tây Tiến” cũng tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Cũng như vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến hào hùng. Mặt khác, nhan đề Tây Tiến cũng giúp cho bài thơ giống như một khúc ca, Tiến Quân Ca, Nam Tiến và ở đây là Tây Tiến.

Câu 2. Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.

Gợi ý:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Con người Việt Nam được biết đến với tinh thần tương thân tương ái. Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết đồng cảm và sẻ chia thì mới nhận lại được nhiều bài học sâu sắc.

Đầu tiên, chúng ta phải hiệu được đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Còn chia sẻ là cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; hay cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn… Đây là hai khái niệm gắn bó mật thiết với nhau. Con người biết đồng cảm mới biết sẻ chia. Khi học được cách đồng cảm và chia sẻ, chúng ta sẽ học được rất nhiều bài học có ý nghĩa. Cũng như bản thân cảm thấy tràn đầy yêu thương, hạnh phúc.

Con người sinh ra không phải ai cũng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Nhờ có sự đồng cảm và sẻ chia, con người sẽ xích lại gần nhau hơn. Hơn hết, tình thương của nhân loại càng trở nên khăng khít hơn. Khi trao đi yêu thương, đó sẽ là một con người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Và khi ta biết sẻ chia cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bình yên và thanh thản. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, có vô vàn tấm gương về những người mang trong mình đức tính tốt đẹp này. Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện… Bên cạnh đó, vẫn có một số người sống ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Đó là những người cần phê phán.

Trong những ngày cuối năm 2020 vừa qua, đồng bào miền Trung đã phải đối mặt với trận lũ lịch sử. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình. Hành động cao đẹp đó đều xuất phát từ một trái tim biết yêu thương, một tấm lòng biết sẻ chia và đồng cảm.

Bản thân một học sinh như tôi, rèn luyện cho mình có được một tấm lòng biết đồng cảm và sẻ chia là vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp tôi vững bước trên con đường tương lai cũng như nhận được tình yêu thương của mọi người.

Qua phân tích trên, sự đồng cảm và chia sẻ quả thật vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Hãy giữ cho mình một trái tim biết yêu thương vì “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi).

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!