Lớp 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 – Cánh diều 10

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt trang 54, rất cần thiết và hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 54)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 54)

Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 – Cánh diều 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 54)

Câu 1. Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống và khác nhau như thế nào?

a. Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.

Gợi ý:

a.

  • Bộ phận chêm xen: phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh
  • Tác dụng: Bổ sung thông tin về nơi năm người lính đứng.

b.

  • Bộ phận chêm xen: rất có thể là ngày hôm nay
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào thời gian được nhắc đến, tăng sắc thái biểu cảm cho câu.

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sóng lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

c. Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó – những ai đó – trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

Gợi ý:

a.

  • Chêm xen: kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội,
  • Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin cho câu.

b.

  • Chêm xem: một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật
  • Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin về nhân vật “ông” và “dì”.

c.

  • Chêm xen: những ai đó
  • Tác dụng: Tăng tính biểu cảm cho câu văn.

Câu 3. Biện pháp tu từ chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm của nhân vật như thế nào?

a. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)

(Phan Thị Thanh Nhàn)

b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm.

(Nam Cao)

Gợi ý:

a. Bộc lộ tình cảm của cô gái một cách kín đáo.

b. Bổ sung thêm thông tin về nỗi sợ của Chí Phèo.

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen, sau đó, nhận xét về tác dụng tu từ của chúng.

Gợi ý:

Trước đó, ba anh em Lưu, Quan, Trương náu mình dưới trướng Tào Tháo. Hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ tìm cách bỏ đi. Tháo cho quân đuổi đánh, ba anh em thất tán mỗi người một ngả. Quan Công vì phải họ tống hai chị dâu (vợ Lưu Bị) nên tạm hàng Tào Tháo với điều hiện hàng Hán chứ không hàng Tào (vua Hán đang bị Tào khống chế) , hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Tào Tháo tìm cách thu phục Quan Công: ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mỹ nữ… Nhưng Quan Công “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”. Khi vừa nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu là lập tứ trả hết ấn tín, vàng bạc châu báu, lên ngựa đi tìm anh. Trên đường đi, bị các tướng Tào ngăn cản, Quan Công vung long đao chém luôn sáu tướng, vượt năm cửa quan. Đến Cổ Thành, gặp được Trương Phi thì vui mừng khôn xiết. Nào ngờ Trương Phi hiểu lầm việc Quan Công hàng tào là bội nghĩa, liền đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công.

=> Tác dụng: Giải thích cho các đối tượng được nhắc đến trước đó.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!