Lớp 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 – Kết nối tri thức 10

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt trang 112, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 112)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 112)

Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 112 – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 112)

Câu 1. Đọc đoạn văn viết về tác giả Hô-me-rơ, sử thi I-li-át cùng đoạn giới thiệu đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (tr.103-104) và cho biết:

a. Tại sao lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép?

b. Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung gì?

c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông […] ở đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

a. Lời trích trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ là trích dẫn gián tiếp.

b. Câu văn trên đã trích dẫn trực tiếp ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa Hy Lạp cổ đại Mi-kha-in Ga-xpa-rốp.

c. Đánh dấu phần nội dung bị lược bỏ trong lời trích dẫn.

Câu 2. Đọc đoạn văn trong phần 2 đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, từ câu “Thế là Đăm Săn ra đi” đến “chày của tù trưởng giàu có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lánh” và cho biết:

a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những nội dung gì, được trình bày bằng hình thức như thế nào? Cho biết chức năng, tác dụng của những thông tin đó.

b. Đoạn văn có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc những loại nào?

Gợi ý:

a.

– Phần cước chú ở chân trang giải thích các nội dung về truyền thuyết mặt trăng, mặt trời và thuật ngữ “dòng nước đục chảy cho đến nơi đất giáp với trời”.

– Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

b. Đoạn văn có 2 cước chú. Cước chú chân trang.

Câu 3. Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.

Gợi ý: Văn bản “Chữ bầu lên thơ” (Lê Đạt)

– Trích dẫn trực tiếp: Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thúy: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.

– Cước chú: Bóng chữ, ý tại ngôn tại…

– Tỉnh lược: Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hóa trị […]

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!