Lớp 10

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông – Chân trời sáng tạo 10

Tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông

Sau đây, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Thư lại dụ Vương Thông, mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông

Trước khi đọc

Bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 57 của Nguyễn Trãi có câu: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”. Hình ảnh “đao bút” đã nói lên quan niệm gì về vai trò của nhà văn và văn chương trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm?

Gợi ý: Văn chương trở thành vũ khí đắc lực, còn nhà văn thì giống như một người chiến sĩ đem ngòi bút của mình tố cáo tội ác của kẻ thù, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân.

Đọc văn bản

Câu 1. Những từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này? Điều đó có ý nghĩa gì?

  • Từ ngữ được nhắc lại nhiều lần: Thờ thế
  • Ý nghĩa: Tác giả muốn nhấn mạnh vào từ ngữ trên, để Vương Thông hiểu được hoàn cảnh của quân Minh lúc bấy giờ.

Câu 2. Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?
Mục đích: Nhắc nhở Vương Thông sự thất bại là điều tất yếu.

Câu 3. Chỉ ra các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Sáu điều phải thua: khách quan và chủ quan

Câu 4. Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên?

  • Phía quân Minh: biết chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp để hàn gắn vết thương của nhân dân Đại Việt.
  • Phía Đại Việt: Giữ lễ, sẵn sàng nối lại sự hòa hảo, sửa sang cầu đường, sắm sửa thuyền ghe để đưa cho quân Minh về nước yên ổn.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào?

– Mục đích: Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.

– Đối tượng: Tướng giặc là Vương Thông và quân Minh đang ở Đại Việt.

– Tác dụng: Tác động đến tình cảm, tư tưởng của người đọc.

Câu 2. Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào nêu luận điểm, câu văn nào nêu lí lẽ, bằng chứng?

Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Gợi ý:

– Luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

– Lí lẽ: Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.

– Bằng chứng: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Câu 3. Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

– Một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó: “Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: “Bụng dạ người khác ta lường đoán biết”, nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy…”

– Việc nói đến “mệnh trời” cần thiết: Cho thấy sự tất yếu của việc quân Minh sẽ thua trận.

Câu 4. Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?

Câu 5. Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?

Câu 6. Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!