Lớp 10

Soạn bài Thơ duyên – Chân trời sáng tạo 10

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thơ duyên, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn Thơ duyên
Soạn Thơ duyên

Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Thơ duyên – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Thơ duyên

Trước khi đọc

1. Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

Gợi ý: Thiên nhiên đầy màu sắc, đẹp đẽ khiến cho con người cảm thấy say mê, thích thú.

2. Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

Bức tranh thu có những hình ảnh như lá vàng rơi, hoa sữa nở khắp phố…

Đọc văn bản

Câu 1. Lưu ý các từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

  • Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1: hòa, cặp, qua, động.
  • Mối quan hệ gắn bó, hòa hợp.

Câu 2. Trong khổ 4, cảnh vật hiện có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?

Trong khổ 4, cảnh vật trở nên hối hả, gấp gáp hơn so với khổ 1, 2.

Sau khi đọc

Câu 1. Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

  • “Duyên”: phần được cho trời định dành cho mỗi người, giữa họ có mối quan hệ về tình cảm gắn bó, hòa hợp.
  • “Thơ duyên”: Ý chỉ sự gắn bó, hòa hợp giữa vạn vật xung quanh.

Câu 2. Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp… trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

– Khổ 1:

  • Cách gieo vần: duyên – chuyền – huyền, tạo sự êm ái.
  • Hình ảnh thiên nhiên gợi sự gắn bó, hòa hợp và tràn đầy sức sống.
  • Nhịp thơ chậm rãi.

– Khổ 4:

  • Sử dụng từ láy: (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.
  • Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.
  • Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê.

Câu 3. Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ? Có thể trả lời dựa vào bảng sau ( làm vào vở):

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

Khổ 1

Tươi vui, tràn đầy sức sống.

Bắt đầu gặp gỡ

Khổ 2

Thơ mộng, lãng mạn

Có sự rung động

Khổ 3

Không miêu tả thiên nhiên

Say sưa, nồng thắm

Khổ 4

Gấp gáp, vội vã

Dần xa cách

Khổ 5

Êm ả, tĩnh lặng

“Anh” ngơ ngẩn, ngẩn ngơ rồi nhận ra có lẽ mình đã phải lòng “em”.

Câu 4. Cảm xúc của “anh’’/“em’’ trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình giữa “anh’’ và “em’’?

Cảm xúc của “anh’’/“em’’ trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình giữa “anh’’ và “em’’.

Câu 5. Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

  • Chủ thể trữ tình: anh và em
  • Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thiên nhiên và tình cảm đôi lứa.

Câu 6. Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên ( Có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

  • Thiên nhiên được miêu tả rất độc đáo và gợi cảm. Bài thơ cho thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
  • Đa số bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu đều khá buồn, nhưng bài Thơ duyên lại không vậy.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!