Soạn bài Sang thu – Chân trời sáng tạo 7
Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 7 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Sang thu, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Sang thu – Chân trời sáng tạo 7
Soạn bài Sang thu
Chuẩn bị đọc
Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.
Gợi ý:
Thiên nhiên thời khắc giao mùa có những biển chuyển tinh tế, đem đến cho con người cảm xúc, rung động đẹp đẽ.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”?
- Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu” gợi tả về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên.
- “Mây” được nhân hóa với hành động “vắt” gợi tả trạng thái sự lửng lơ. Chúng ta có thể hình dung đám mây giống như một dải lụa, một bên đã ngả về mùa thu, một bên còn nghiêng về mùa hạ.
=> Tác giả đã mượn sự chuyển biến của không gian để nói đến sự thay đổi của thời gian.
Câu 2. Điểm chung của các từ ngữ như “chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần” là gì?
- chùng chình: cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian.
- dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết.
- vắt nửa mình: trạng thái lửng lơ, giống như một dải lụa nửa ngả về mùa thu, nửa vẫn còn nghiêng về mùa hạ.
- vơi dần: trạng thái bớt đi, cạn dần đi.
=> Các từ trên đều gợi tả sự chậm rãi, thong thả của sự vật, từ đó cho thấy sự lưu luyến mùa hạ của thiên nhiên khi sắp bước sang thu.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
– Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa, khi mùa thu sắp sang.
– Dựa vào: Nhan đề của bài thơ là “Sang thu”; Những tín hiệu của mùa thu: hương ổi, gió se, cơn mưa vơi dần.
Câu 2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ?
– Từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se , sương chùng chình , chim vội vã , đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần.
– Qua cách miêu tả có thể cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?
- Cách ngắt nhịp linh hoạt: 3/2 hoặc 2/3.
- Cách gieo vần: Vần chân (se – về, vã – hạ)
=> Tạo sự liên kết giữa các câu thơ, nhạc điệu cho bài thơ.
Câu 4. Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?
– Chủ đề: Bài thơ Sang thu đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
– Thông điệp: Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Những con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Câu 5. Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?
– Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì không phù hợp với nội dung của bài thơ.
– Nguyên nhân: Với nhan đề “Sang thu”, tác giả muốn nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời – mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu
Câu 6. Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
– Nhà thơ đã quan sát thiên nhiên dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
– Cách cảm nhận thiên nhiên đầy tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của trời đất.
Câu 7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.
– Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất: phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt…
– Nguyên nhân: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được sử dụng thật độc đáo, nhằm gợi tả hình ảnh sương đang cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7