Lớp 2

Soạn bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (trang 137)

Soạn bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi từ tiết 1 – tiết 8 trang 137, 138, 139, 140, 141, 142 của tuần 18 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, giúp các em chuẩn bị thật tốt bài ôn tập cuối học kì 1. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (trang 137)

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 1 – 2

Câu 1

Nhìn tranh, nói tên các bài đã học:

Câu 1

Trả lời:

  • Tranh 1: Hoa tỉ muội
  • Tranh 2: Tớ nhớ cậu
  • Tranh 3: Gọi bạn
  • Tranh 4: Thả diều
  • Tranh 5: Cánh cửa nhớ bà
  • Tranh 6: Nhím nâu kết bạn
  • Tranh 7: Chữ A và những người bạn
  • Tranh 8: Thương ông

Câu 2

Dựa vào các tranh vẽ ở bài tập 1, tìm từ ngữ chỉ sự vật theo mẫu dưới đây:

Từ ngữ
chỉ sự vật
Từ ngữ
chỉ người
M: bà, Nết
Từ ngữ
chỉ vật
M: nhím nâu, cây cau, cánh cửa, dòng suối

Trả lời:

Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ người Chị, Việt, …
Từ ngữ chỉ vật Bê vàng, cây hoa, diều giấy, rừng,…

Câu 3

Đọc lại một bài đọc em thích, nêu chi tiết, nhân vật hoặc hình ảnh trong bài khiến em nhớ nhất.

Câu 3

Trả lời:

Em thích nhất nhân vật Việt trong bài thơ “Thương ông” vì đó là cậu bé ngoan ngoãn, biết giúp đỡ ông khi ông bị đau chân.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 3 – 4

Câu 4

Đọc lời của chim hải âu và trả lời câu hỏi:

Câu 4

– Theo em, chim hải âu nói những câu trên với ai, trong tình huống nào?

– Đóng vai một loài chim khác, đáp lời chim hải âu.

Trả lời:

– Chim hải âu đang nói chuyện với những loài chim khác. Trong tình huống lần đầu gặp nhau.

– Gợi ý đáp lời chim hải âu:

  • Chào bạn hải âu. Mình là mòng biển. Mình cũng sống ở biển như cậu. Món ăn mà mình thích nhất là những chú cá tươi ngon.
  • Chào hải âu vui tính. Mình là quạ đen. Mình sống ở trong rừng cây. Mình cũng rất thích bay lượn. Hôm nay là lần đầu tiên mình đến biển.

Câu 5

Thực hành luyện nói theo tình huống.

a. Tình huống 1: Nếu em chuyển lớp hoặc chuyển trường, em sẽ giới thiệu về mình như thế nào với các bạn trong lớp mới?

Câu 5

b. Tình huống 2: Lớp em có một bạn ở trường khác chuyển đến. Em sẽ nói gì với bạn để thể hiện sự thân thiện?

Trả lời:

a. Chào các bạn! Tôi tên là….. Tôi mới từ trường… / lớp…. chuyển đến. Rất mong được các bạn giúp đỡ.

b. Chào bạn…. rất vui vì lớp mình có thêm bạn.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 5 – 6

Câu 6

Dựa vào tranh, tìm từ ngữ:

a. Chỉ người, chỉ vật

b. Chỉ hoạt động

Câu 6

Trả lời:

a. Các từ:

– Chỉ người: bố, mẹ, em nhỏ, bà, bác bán hàng, bác mua hoa, thợ nặn tò he…

– Chỉ vật: cây quất, lồng đèn, cành đào, bao lì xì, tò he…

b. Các từ chỉ hoạt động: đi dạo, cầm tay, tặng bao lì xì, mua hoa, cầm hoa, nặn tò he…

Câu 7

Nói 2 – 3 câu về một nhân vật trong tranh ở mục 6.

G:

– Người đó là ai?

– Người đó đang làm gì?

– Em có nhận xét gì về cử chỉ, hành động… của người đó?

Trả lời:

– Đây là người bán cây cảnh. Bác ấy đang mời mọi người mua cây. Bác ấy tươi cười chào đón mọi người.

– Đây là bác bán đồ chơi cho trẻ em. Bác ấy đang nặn đồ chơi. Bác nặn đồ chơi rất đẹp nên các bạn nhỏ xúm quanh để xem.

Câu 8

Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông.

Chị: -Em đang viết gì đấy

Em: – Em đang viết thư cho em

Chị: – Hay đấy Trong thư nói gì

Em: – Ngày mai, nhận thư em mới biết

(Theo Tiếng cười học trò)

Trả lời:

Chị: – Em đang viết gì đấy?

Em: – Em đang viết thư cho em.

Chị: – Hay đấy! Trong thư nói gì?

Em: – Ngày mai, nhận được thư em mới biết.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 7 – 8

Câu 9

Nghe – viết:

Niềm vui là gì?

Gấu hỏi sóc:

– Sóc ơi, niềm vui là gì?

– Niềm vui là được nằm trong vòng tay mẹ đếm sao trời.- Sóc trả lời gấu.

Thấy kiến đi qua, gấu hỏi:

– Bạn kiến ơi, niềm vui là gì?

– Niềm vui là trời tạnh ráo, chúng tớ không phải chuyển nhà.

(Theo Truyện hay cho bé)

Trả lời:

Chú ý:

  • Quan sát các dấu câu trong đoạn văn.
  • Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.
  • Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như: niềm vui, tạnh ráo,…

Câu 10

Tìm tiếng chứa iên hoặc yên thay cho ô vuông.

Câu 10

 ■ rộng mênh mông.

Câu 10

Xóm làng bình .

Câu 10

 ■ núi có ruộng bậc thang.

Trả lời:

Câu 10

Biển rộng mênh mông.

Câu 10

Xóm làng bình yên.

Câu 10

Triền núi có ruộng bậc thang.

Câu 11

Nói tiếp câu kể lại sự việc trong tranh.

Câu 11

Trả lời:

  • Tranh 1: Sáng tinh mơ, gà mẹ gọi con dậy và ra khỏi chuồng.
  • Tranh 2: Gà mẹ cho đàn con chạy nhảy, tắm nắng.
  • Tranh 3: Gà mẹ dẫn các con đi kiếm giun.
  • Tranh 4: Buổi trưa, gà mẹ cho con nghỉ ngơi trong bóng mát.

Đề tham khảo Đánh giá cuối học kì 1

A. ĐỌC

1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

ĐÀN MƯA CON

Đám mây đen trĩu nặng
Cúi mình xuống thấp dần
Cho đến khi rạn vỡ
Sinh ra triệu đứa con.

Đàn mưa con bé tí
Trong trẻo như giọt sương
Vừa mới rời xa mẹ
Đã can đảm xuống đường.

Giọt đậu vào cành khế
Giọt thấm xuống cánh đồng
Giọt bay trên mái phố
Nhảy dù xuống dòng sông

Sau nhiều ngày trôi nổi
Đi du lịch khắp nơi
Chúng gặp nhau ở biển
Làm sóng trắng trùng khơi.

(Phi Tuyết Ba)

a. Trong bài thơ, những giọt mưa được gọi là gì?

b. Giọt mưa rơi xuống những đâu?

Trả lời:

a. Trong bài thơ, những giọt mưa được gọi đứa con.

b. Giọt mưa rơi xuống đường, cành khế, cánh đồng, mái phố, dòng sông.

2. Đọc hiểu

CỎ VÀ LÚA

Ngày xưa, cỏ và lúa là hai chị em ruột, dáng dấp giống hệt nhau. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng, mỗi người một cánh đồng.

Lúa chăm chỉ hứng nắng, đón gió, tích luỹ chất màu từ đất, làm ra những hạt thóc vàng. Còn cỏ, chỉ mải đùa nghịch với những giọt sương long lanh đọng trên lá. Dần dần, cỏ ốm o gầy còm, chẳng làm ra sản phẩm gì có ích.

Một hôm, lúa mời cỏ và bạn bè tới chơi. Sau khi ăn uống đủ đầy, cỏ lăn ra ngủ. Thấy nhà của chị lúa sáng sủa, mát mẻ, cỏ xin ở lại. Lúc vốn hiền lành và thương em, nên đã đồng ý. Từ đây, cỏ sống chung với lúa. Cỏ còn dựa dẫm vào những người láng giềng như ngô, khoai, sắn,…

Cho đến bây giờ, tính tình cỏ vẫn không thay đổi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác của cỏ.

(Theo Nguyên Anh)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

a. Trong câu chuyện, lúa và cỏ có mối quan hệ như thế nào?

Là bạn của nhau

Là hai chị em ruột

Là láng giềng của nhau

b. Sau một thời gian ra ở riêng, cỏ và lúa khác nhau như thế nào?

Đề ôn tập

c. Vì sao lúa làm ra được sản phẩm có ích?

Vì lúa chăm chỉ

Vì lúa hiền lành

Vì lúa ở nơi sáng sủa

d. Vì sao cỏ không được ai ưa thích?

e. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông.

Cỏ: – Chị lúa ơi, chị cho em ở lại nhà chị được không

Lúa: – Ừ, em ở lại đây, chị em mình sẽ cùng nhau làm việc

Cỏ: – Cảm ơn chị nhé

Đề ôn tập

Trả lời:

a. Lúa và cỏ là hai chị em ruột.

b.

Đề ôn tập

c. Vì lúa chăm chỉ.

d. Vì cỏ lười biếng, mải chơi, chẳng làm ra sản phẩm gì có ích, sống dựa dẫm vào người khác.

B. VIẾT

1. Nghe – viết: Cỏ và lúa (từ Lúa chăm chỉ đến có ích)

Trả lời:

Cỏ và lúa

Lúa chăm chỉ hứng nắng, đón gió, tích lũy chất màu từ đất, làm ra những hạt thóc vàng. Còn cỏ, chỉ mải đùa nghịch với những giọt sương long lanh đọng trên lá. Dần dần, cỏ ốm o gầy còm, chẳng làm ra sản phẩm gì có ích.

2. Viết 3 – 4 câu kể về một việc làm tốt của em ở nhà hoặc ở trường.

G:

– Việc tốt em đã làm là việc gì?

– Em làm việc đó ở đâu, khi nào?

– Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi làm việc đó?

Trả lời:

Mấy hôm nay bố bị ốm phải nghỉ ở nhà. Mẹ đã gọi bác sĩ đến khám bệnh cho bố. Còn em rót nước và lấy thuốc cho bố uống. Nhờ sự chăm sóc của hai mẹ con bố đã đỡ hơn nhiều. Em rất vui khi làm một việc tốt để giúp đỡ bố mẹ.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!