Lớp 10

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, hy vọng có thể giúp ích cho các em học sinh.

Bạn đang xem: Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Soạn văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết

I. Tác giả

– “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.

– Ông là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.

– Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.

– Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.

2. Thể thơ

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được viết theo thể song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu sáu – tám). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”: Tình cảnh cô đơn của người chinh phụ.
  • Phần 2. Còn lại: Nỗi nhớ thương dành cho người chồng ở nơi xa.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Tình cảnh cô đơn của người chinh phụ

* Hành động:

– “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.

– “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm

=> Những hành động được lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ.

– Chữ “vắng, thưa”: gợi ra sự vắng lặng của không gian, càng làm tăng thêm nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ,

* Tâm trạng:

– Ban ngày:

  • Hy vọng, mong ngóng vào tin tức của người chồng: gửi vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.
  • Thất vọng vì thực tế “thước chẳng mách tin”: tin tức của người chồng vẫn biệt tăm.

– Ban đêm: thao thức, đợi mong

  • “Đèn chẳng biết” – “lòng thiếp riêng bi thiết”: hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.
  • “Hoa đèn” dầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.

* Cảm nhận khác thường của người chinh phụ

– Về ngoại cảnh:

  • “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả
  • Từ láy “eo óc, phất phơ”: dùng để cự tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.

=> Những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh dưới con mắt của người chinh phụ.

– Về thời gian: “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt. Mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.

– Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gò ép mình của người chinh p

* Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

– “Đốt hương”: tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành.

– “Soi gương”: chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.

– “Gượng gảy đàn sắt đàn cầm”: ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở.

=> Nỗi cô đơn, khát khao đoàn tụ cùng người chồng.

2. Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ

– “Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống

– “Non Yên”: điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi

– “Nghìn vàng”: hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ

=> Ước muốn gửi gắm sự thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.

– Điệp vòng: “Non Yên – non Yên, trời – trời”: nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, trắc trở không gì có thể khỏa lấp.

– Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: nỗi nhớ dai dẳng, triền miên, đáu đáu là nỗi nhớ gắn với buồn rầu.

=> Nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.

– “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: cảnh và người đều gặp nhau ở nỗi buồn và niềm đau.

=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.

Tổng kết:

– Nội dung: Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

– Nghệ thuật: bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…

Soạn văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng của người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

– “Hiên vắng”: gợi không gian mênh mông, vắng lặng.

– “Ngọn đèn”: gợi tả không gian mênh mang và sự cô đơn trầm lặng của con người.

– “Tiếng gà”: âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái cô tich của đêm.

– “Bóng cây hòe”: gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi.

=> Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhớ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng.

Câu 2. Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?

Dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:

– Hành động lặp đi lặp lại, ngồi rủ rèm chờ đợi; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm.

– Hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng.

– Từ ngữ thể hiện sự buồn bã: bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn…m câu hỏi tu từ thể hiện sự oán trách: Đèn biết chăng?

Câu 3. Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

– Khao khát đoàn tụ, khao khát hạnh phúc bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh đau khổ bấy nhiêu.

– Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã dẫn đến tình cảnh chia lìa đôi ngả.

Câu 4. Xác định những câu thơ là lời của người chinh phụ và cho biến giá trị biểu hiện của nó?

– Trong đoạn trích, người chinh phụ không nói mà chủ yếu là độc thoại nội tâm.

– Qua đó bộc lộ được tâm trạng ẩn sâu trong người chinh phụ.

Câu 5. Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh/chị biết).

– Tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà các thể thơ khác khó có thể diễn tả được như thế.

– Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi.

– Từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy.

II. Luyện tập

Hãy vận dụng các biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi buồn hay niềm vui của bản thân anh (chị).

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

– Tả ngoại cảnh biểu hiện nội tâm

– Tả nội tâm qua ngoại hình

– Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ.

Gợi ý:

Tết đã về trên khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh tươi. Các con đường được trang hoàng lộng lẫy bởi những lá cờ đỏ thắm. Mọi người rủ nhau đi sắm Tết làm nhộn nhịp khắp các khu chợ. Gần Tết, gia đình nào cũng gói một nồi bánh chưng. Đêm giao thừa, cả nhà tôi cùng quây quần bên nhau, ăn bữa cơm tất niên và ngắm pháo hoa rực rỡ sắc màu. Những bông hoa đào khẽ rung rinh trong cơn gió xuân ấm áp đang về. Một năm mới nữa lại đến với những niềm vui mới.

=> Miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày Tết để bộc lộ niềm vui sướng khi xuân về.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!