Soạn bài Ôn tập giữa học kì II (trang 59)
Soạn bài Ôn tập giữa học kì II sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi ôn tập giữa học kỳ I trang 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng giúp các em ôn tập thật tốt, nắm chắc toàn bộ kiến thức quan trọng của nửa đầu học kì 2. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án giữa học kì 2 sách Cánh diều cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập giữa học kì II (trang 59)
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 1
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 70 – 75 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Trả lời:
Em đọc bài thơ, đoạn văn đã chọn.
Câu 2
Đọc và làm bài tập:
Bù nhìn rơm
Vào mùa lúa, người ta thường dựng những hình người bằng rơm trên cánh đồng. Đó là những chú bù nhìn rơm. Đầu chúng đội nón lá, mình mặc áo, dang hai tay, lắc qua lắc lại để đuổi chim. Từ chú bù nhìn này qua chú bù nhìn khác có nối một sợi dây. Dưới bụng mỗi chú có một chùm lon.
Theo NGUYỄN QUANG SÁNG
a) Tìm trong câu thứ nhất các bộ phận câu:
- Trả lời cho câu hỏi Ai?.
- Trả lời cho câu hỏi Làm gì?.
- Trả lời cho câu hỏi Khi nào?.
- Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?.
b) Trả lời câu hỏi:
- Vào mùa lúa, người ta dựng những chú bù nhìn trên cánh đồng để làm gì?
- Người ta gắn dưới bụng mỗi chú bù nhìn một chùm lon để làm gì?
Trả lời:
a) Câu thứ nhất: Vào mùa lúa, người ta thường dựng những hình người bằng rơm trên cánh đồng.
- Trả lời cho câu hỏi Ai?: người ta.
- Trả lời cho câu hỏi Làm gì?: dựng những hình người bằng rơm.
- Trả lời cho câu hỏi Khi nào?: vào mùa lúa.
- Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?: trên cánh đồng.
b)
- Vào mùa lúa, người ta dựng những chú bù nhìn trên cánh đồng để đuổi chim.
- Người ta gắn dưới bụng mỗi chú bù nhìn một chùm lon để phát ra tiếng động đuổi chim đi.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 2
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Đọc và làm bài tập:
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
ĐỊNH HẢI
1) Bài thơ có bao nhiêu dòng lặp lại các từ “tiếng chim”?
2) Bằng cách lặp lại liên tục các từ trên, bài thơ diễn tả điều gì?
Ý | Đúng | Sai |
Tiếng chim buổi sáng rộn rã khắp nơi. | ||
Tiếng chim buổi sáng du dương, trầm bổng. | ||
Tiếng chim buổi sáng vọng đến tận trời xanh. |
3) Chọn câu trả lời đúng:
a) Các hình ảnh về tiếng chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên điều gì?
- Tiếng chim buổi sáng như ánh nắng.
- Tiếng chim buổi sáng như bầy ong.
- Tiếng chim buổi sáng thật là kì diệu.
b) Câu thơ nào cho thấy tiếng chim buổi sáng như một dàn nhạc có sự tham gia của rất nhiều loài chim?
- “Tiếng chim cùng bé tưới hoa / Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim”.
- “Vòm cây xanh, đố bé tìm / Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung”.
- “Tiếng chim lay động lá cảnh / Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng”.
c) Câu thơ nào cho thấy vườn hoa rất yêu thích tiếng chim buổi sáng?
- “Tiếng chim vỗ cánh bầy ong / Tiếng chim tha nắng rải đồng
- “Gọi bông lúa chín về thôn / Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà”
- “Mà vườn hoa cũng lạ lùng / Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.”
4) Dựa theo gợi ý từ bài thơ trên, em hãy viết:
a) Một câu tả tiếng chim buổi sáng.
b) Một câu diễn tả niềm vui của em khi nghe tiếng chim hót.
Trả lời:
1) Bài thơ có 8 dòng nhắc đến từ “Tiếng chim”.
2)
Ý | Đúng | Sai |
a) Tiếng chim buổi sáng rộn rã khắp nơi. | x | |
b) Tiếng chim buổi sáng du dương, trầm bổng | x | |
c) Tiếng chim buổi sáng vọng đến tận trời xanh | x |
3) Chọn câu đúng:
a) Các hình ảnh về tiếng chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên rằng, tiếng chim buổi sáng như ánh nắng.
b) Câu thơ cho thấy tiếng chim buổi sáng như một dàn nhạc có sự tham gia của rất nhiều loài chim: “Vòm cây xanh, đố bé tìm/Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung”.
c) Câu thơ cho thấy vườn hoa rất yêu thích tiếng chim buổi sáng: “Mà vườn hoa cũng lạ lùng/Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim”.
4) Dựa theo gợi ý từ bài thơ trên, em hãy viết:
a) Một câu tả tiếng chim buổi sáng: Tiếng chim buổi sớm trong veo, rộn ràng cả một góc vườn.
b) Một câu diễn tả niềm vui của em khi nghe tiếng chim hót: Tiếng chim như thôi thúc em chạy thật nhanh ra vườn, đón chào một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 3
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Viết một bức thư hỏi thăm người thân (hoặc bạn bè) và nói về việc học tập của em.
Trả lời:
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Ông ngoại thân mến!
Chắc ông sẽ bất ngờ khi nhận được thư của cháu đúng không ạ. Hôm nay, học bài xong còn sớm nên cháu viết mấy dòng thư hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông ơi! Lâu nay ông có khoẻ không ạ ? Ông có còn đau đầu gối như hồi trước nữa không ạ? Ông ơi, tuổi ông đã cao nên ông cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm việc vườn nhiều quá ông nhé.
Cũng đã hơn một năm cháu chưa có dịp về quê thăm ông, ông đừng trách cháu nhé. Cháu và bố mẹ ở đây đều khoẻ, công việc và học tập đều rất tốt. Cháu hứa là sẽ học tập thật tốt, thật ngoan ngoãn để hè này được bố mẹ cho về thăm ông. Ông nhớ dành cây trái trong vườn cho cháu nhé.
Đêm đã khuya, cháu phải đi ngủ để sáng mai kịp giờ đến lớp. Cháu xin dừng bút tại đây, ông nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé. Cháu yêu ông nhiều.
Cháu ngoại
Bảo Trâm
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 4
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Nghe – viết
Bầu trời ngoài cửa sổ
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên nền gạch. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây, khi thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Hà thích ngồi bên cửa sổ nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa ngày xưa…”.
Theo NGUYỄN QUỲNH
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 5
Câu 1
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Câu 2
Nghe và kể lại câu chuyện sau:
GƯƠM THẦN
Truyện dân gian Ba-na
Gợi ý:
- Điều gì đã xảy ra ở buôn làng?
- Cậu bé ra đời và trở thành một chàng trai như thế nào?
- Chàng trai từ biệt mẹ đi đâu?
- Chàng trai nói gì và chuyện gì đã xảy ra?
- Những ai đã giúp chàng trai làm thanh gươm thần và cùng chàng đi đánh giặc?
Trả lời:
Gươm thần
Truyện dân gian Ba-na
Năm ấy, có một tên bạo chúa ở vùng biển xa bỗng nhiên kéo quân đánh lên vùng rừng núi của người Bana. Quân của chúng đi tới đâu, lập tức rừng xanh trở thành khoảng trắng, nương rẫy thành bãi sỏi đá, buôn làng thành đất bằng. Bọn chúng thi nhau chém giết, bức ép dân làng, bắt hết trâu, bò, heo, gà; cướp sạch lúa, bắp, chiêng ché, nốc cạn rượu ngon, mật ngọt, đốt trụi cả cửa nhà.
Người người căm hờn. Núi rừng cũng bừng bừng nổi giận. Dân khắp các Tơ-ring (khu vực cư trú gồm nhiều làng) trăm miền rừng núi đều một lòng một dạ đứng lên cầm khiên dao chống kẻ thù. Nhưng quân giặc đông, thế giặc mạnh, dân chống không nổi. Buôn làng quằn quại đau thương.
Giữa lúc ấy, ở một buôn nhỏ trong rừng sâu, có một bà tên là HơBia Đát. Một hôm, bà Đát làm rẫy mệt quá, lẩn vào một gốc cây ngồi nghỉ. Nắng trưa như đổ lửa, bà khát quá muốn tìm nước uống. Chợt trông thấy một vũng nước trong vắt sau gốc cây, bên khe đá, bà vội chạy đến cúi xuống uống một hơi. Nước mát thấm đến ruột gan. Nhưng vừa uống xong, đứng dậy, bà lấy làm lạ vì bụng nặng chình chịch và cứ to ra mãi. Rồi chỉ ba tháng sau, bà đã trở dạ và sinh được một đứa con trai.
Đứa bé ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng trai có sức khỏe lạ thường. Nhìn quê hương bị quân thù tàn phá, lòng chàng căm thù vô hạn. Chàng bèn xin mẹ, từ giã buôn làng đi khắp đó đây, tìm theo những người tài giỏi để đi giết giặc. Nhưng đi mãi, đi mãi, qua bao nhiêu buôn làng, bao nhiêu ngọn núi, chàng vẫn chưa gặp ai có tài sức đánh đuổi được kẻ thù. Càng đi nhiều, càng thấy những cảnh đau thương, tang tóc của nhân dân, chàng càng nóng lòng gặp được người tài để hợp lòng giết giặc.
Uất ức, căm hờn nhưng không biết tính sao, chàng trai dậm chân xuống đất, ngẩng mặt lên trời mà than rằng:
– Ơ ông trời, sao chẳng giúp ta rửa sạch thù này?
Chàng vừa dứt lời thì lạ thay, bầu trời đang quang đãng bỗng nhiên tối sầm lại, mây đen kéo đầy, giông bão nổi lên. Và một tiếng nổ rung trời chuyển đất làm núi đồi lảo đảo, rừng rú ngả nghiêng, đất sụt, chàng trai ngã xuống một hố nước nóng sâu thẳm, hơi bốc lên mù mịt. Vùng vẫy trong nước, chàng cố sức ngoi lên. Khi chàng ngụp đầu để bơi thì chợt thấy một vật đen đen, dài dài chìm trong sóng nước. Lấy làm lạ, chàng bèn lặn hẳn xuống, dùng răng cắn chặt lấy vật đó và bơi thẳng lên bờ. Và chàng nhận ra vật đó là một thanh thép quý. Từ lúc thanh thép được mang lên bờ, nước hồ bỗng nguội đi, sương mù cũng tan hết và đất trời lại sáng sủa như thường.
Chàng sung sướng ngắm vuốt thanh thép còn bốc khói và trong bụng thầm cảm tạ thần linh đã ban cho chàng một báu vật. Chàng vác thanh thép chạy thẳng đến nhà một người thợ rèn ở gần đấy. Chàng nhờ bác thợ rèn, rèn ngay cho mình một thanh gươm để đi đánh giặc. Nghe nói thế, bác thợ rèn vội vã làm ngay. Bác cho thanh thép vào lò, nung suốt ngày, từ sáng đến tối, đốt hết cả than mà thanh thép vẫn trơ ra không đỏ. Chàng trai cùng dân buôn phải kéo đi đốt hết cả một cánh rừng già, lấy cây đốt thành than, đem về cho bác thợ rèn nung thép. Đến đêm hôm thứ bảy, khi khối than khổng lồ cháy gần hết thì thanh thép mới đỏ và bỗng nhiên đỏ rực như mặt trời. Và dưới tay búa lành nghề của bác thợ rèn, thanh thép đỏ phút chuốc đã trở thành lưỡi gươm sắc và sáng quắc.
Các bác thợ mộc trong khéo tay nhất trong vùng cũng kéo đến, chia nhau đi tìm gỗ gáy về làm chuôi và vỏ gươm. Xong xuôi họ nâng thanh gươm trao cho chàng trai con của HơBia Đát. Chàng nhận gươm và lập tức trút ra khỏi vỏ. Một tia sáng chói lòa phóng ra. Mọi người dạt ra, lấy tay che mắt cho khỏi chóa. Gươm hoa lên, tỏa muôn ánh hào quang làm mờ cả ánh sáng mặt trời. Mặt trời cũng chói mắt liền kéo mây che kín mặt. Mặt đất tối sầm, gió bão nổi lên, sấm sét gầm thét ầm ầm.
Chàng trai con của HơBia Đát múa gươm xông thẳng đến kẻ thù. Trong gió bão, dân các nơi cũng cầm khiên đao, cung nỏ hò reo xông tới. Sấm sét cũng chạy theo gươm thần, gầm vang liên tiếp bổ xuống quân thù. Lưỡi gươm của chàng trai vung tới đâu, quân giặc tan tới đó. Chỉ trong một đêm, lũ quân hung bạo và tên bạo chúa đều bị giết dưới lưỡi gươm thần.
Đánh tan giặc rồi, dân làng reo mừng kéo về dựng lại nhà rông, sửa sang lại buôn làng, nương rẫy. Chẳng bao lâu, khắp mọi vùng đều làm ăn thịnh vượng và chàng dũng sĩ, con của HơBia Đát năm xưa đã thành một ông già râu tóc trắng như bông. Dân làng nhớ ơn nên rất quý trọng ông già, coi ông là ngôi sao sáng trên trời cao. Do đó mọi người gọi ông là ông Tú và gọi lưỡi gươm diệt trừ bạo chúa là Gươm ông Tú.
Một hôm, ông Tú bị ốm nặng, dân buôn hết lòng chạy chữa nhưng ông không khỏi. Biết mình sắp chết, ông Tú liền đem thanh gươm thần ra, thả xuống hồ nước do đất sụt năm kia, để trả lại cho thần linh. Sóng nước nhận gươm, sôi lên sùng sục. Mặt hồ lại bốc khói mịt mù.
Đời sau truyền lại rằng, ở hồ nước đó, người Kinh đã mò được vỏ gươm, người Khơme mò được chuôi gươm, còn chính người Bana thì mò được lưỡi gươm. Người ta còn nói rằng, nếu lắp thanh gươm thần lại trọn vẹn thì sức mạnh của nó sẽ không có gì địch nổi.
Câu 3
Trao đổi:
a) Câu chuyện chàng trai có sức khỏe lạ thường và thanh gươm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta?
b) Những chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy người dân đồng lòng cùng chàng trai đánh giặc?
c) Câu chuyện trên nói lên điều gì?
Trả lời:
a) Câu chuyện chàng trai có sức khỏe lạ thường và thanh gươm thần thể hiện ước mơ có sức mạnh để có thể đánh thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
b) Những chi tiết trong câu chuyện cho thấy người dân đồng lòng cùng chàng trai đánh giặc là:
– Chàng trai cùng dân buôn phải kéo đi đốt hết cả một cánh rừng già, lấy cây đốt thành than, đem về cho bác thợ rèn nung thép. Và dưới tay búa lành nghề của bác thợ rèn, thanh thép đỏ phút chuốc đã trở thành lưỡi gươm sắc và sáng quắc.
– Các bác thợ mộc trong khéo tay nhất trong vùng cũng kéo đến, chia nhau đi tìm gỗ gáy về làm chuôi và vỏ gươm.
– Chàng trai con của HơBia Đát múa gươm xông thẳng đến kẻ thù. Trong gió bão, dân các nơi cũng cầm khiên đao, cung nỏ hò reo xông tới.
– Đánh tan giặc rồi, dân làng reo mừng kéo về dựng lại nhà rông, sửa sang lại buôn làng, nương rẫy.
c) Câu chuyện nói lên ước mơ, khát vọng được tự do, chống áp bức của con người đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng yêu quê hương của con người.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 6
Đọc và làm bài tập:
Chõ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo NGÔ VĂN PHÚ
Câu 1: Câu nào tóm tắt đầy đủ đặc điểm của cây rau khúc? Chọn ý đúng:
a) Cây rau khúc chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc.
b) Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
c) Sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
Trả lời:
Câu tóm tắt đầy đủ đặc điểm của cây rau khúc:
a) Cây rau khúc chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc.
Câu 2: Tác giả tả chiếc bánh khúc như thế nào? Nối đúng:
Trả lời:
Nối: a – 3, b – 1, c – 2.
Câu 3: Đoạn văn tả cây rau khúc có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh. Đó là: …
b) 2 hình ảnh. Đó là: …
c) 3 hình ảnh. Đó là: …
Trả lời:
Đoạn văn tả cây rau khúc có mấy hình ảnh so sánh:
b) 2 hình ảnh. Đó là:
- Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
- Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
Câu 4: Đoạn văn tả chiếc bánh khúc có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh. Đó là: …
b) 2 hình ảnh. Đó là: …
c) 3 hình ảnh. Đó là: …
Trả lời:
Đoạn văn tả chiếc bánh khúc có mấy hình ảnh so sánh:
b) 2 hình ảnh. Đó là:
- Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa.
- Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Câu 5: Từ “quê hương” trong câu cuối bài đọc có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với quê hương.
b) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với tuổi thơ.
c) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với người dì.
Trả lời:
c) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với người dì.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 7
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết đoạn văn nói về một nhân vật em yêu thích trong những câu chuyện em đã đọc, đã nghe và cho biết vì sao em yêu thích nhân vật đó.
2. Viết đoạn văn nói về tình cảm, cảm xúc của em với một cảnh đẹp mà em biết.
Trả lời:
1. Trong câu chuyện Hũ bạc, em rất thích nhân vật người cha. Người cha có đức tính cần cù, chăm chỉ, biết tiết kiệm. Khi thấy con trai mình lười biếng, ông đã không nuông chiều con mà bảo con hãy đi làm kiếm tiền để biết quý trọng đồng tiền, Ông đã ném tiền xuống nước và vào bếp lửa để thử người con. Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu rằng chỉ có lao động chăm chỉ mới có thể làm ra tiền, nếu không làm việc thì có bao nhiêu tiền cũng hết.
2. Hè vừa qua, em được ba mẹ cho đi du lịch ở thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.
Đại lộ Trần Phú chạy dài theo bờ biển cát trắng to và đẹp với những bồn hoa phân cách và đèn đường cao áp. Sáng, nước biển màu xanh thẫm. Trưa, biển đổi màu xanh lơ. Chiều tà, màu nước xanh biếc đổi thành tím sẫm khi hoàng hôn đến. Sóng vỗ bờ tung bọt trắng xoá. Rặng dừa trên bờ biển xôn xao gió thổi. Người người đi dạo dọc hai bờ biển. Người ta dạo mát, tập thể dục, chạy bộ, cảnh trí thật đẹp và thanh bình. Nắng trải dài đến bờ cát, lúc ấy, người đi tắm biển rất đông, trẻ em chạy đuổi nhau trên bờ biển và nhảy ùm xuống nước, em cũng ở trong số đó.
Hè được vui chơi ở nơi có nhiều cảnh đẹp du lịch thật thích. Em rất yêu cảnh biển nơi đây.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3