Soạn bài Những cánh buồm – Cánh diều 7
Bài thơ Những cánh buồm sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Những cánh buồm.
Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 để chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo bên dưới.
Bạn đang xem: Soạn bài Những cánh buồm – Cánh diều 7
Soạn bài Những cánh buồm
1. Chuẩn bị
– Tác giả: Hoàng Trung Thông (1925 – 1993) là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, từng đảm nhận nhiều chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương… Một số tác phẩm tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (thơ, 1955), Chặng đường mới của văn học chúng ta (tiểu luận, 1961), Những cánh buồm (thơ, 1964), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (tiểu luận, 1979), Hương mùa thơ (thơ, 1984)…
– Một số ước mơ: Trở thành ca sĩ, Được bay vào vũ trụ…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng.
– Các từ láy: rực rỡ, lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì.
– Nghĩa của các từ:
- rực rỡ: có màu tươi sáng, nổi bật
- lênh khênh: gợi tả hình dáng cao quá mức, không cân đối
- rả rích: gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt
- phơi phới: gợi tả vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ
- trầm ngâm: có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì
- thầm thì: gợi tả âm thanh, nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy
Câu 2. Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?
Ân cần, ấm áp: xoa đầu, mỉm cười
Câu 3. Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
Câu 4. Em hiểu ý của dòng thơ cuối này là gì?
Người con có ước mơ giống cha hồi nhỏ.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần…
- Số tiếng ở các dòng thơ: Ít nhất là 3 tiếng, dài nhất là 11 tiếng.
- Số dòng ở mỗi khổ thơ: Không cố định.
- Cách hiệp vần: Vần chân (phới – ơi – trời, xa – nhà – ta…)
Câu 2. Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.
– Người cha và người con trò chuyện về: Những thứ có ở phía chân trời ngoài bãi biển.
– Miêu tả: Ánh mặt trời rực rỡ, biển xanh trong. Sau trận mưa đêm, cát càng mịn và càng trong. Người cha dắt con đi. Bỗng nhiên, con hỏi: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, không thấy nhà thấy cây hay người ở đó?”. Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đến những nơi xa, sẽ có cây có nhà có cửa. Nơi đó vẫn là đất nước mình, nhưng ba chưa đặt chân tới bao giờ”. Hai cha con lại tiếp tục bước đi, con trỏ cánh buồm khẽ nói: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng để con đi…”. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn nhỏ.
Câu 3. Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
- “Cánh buồm” được nhắc lại hai lần.
- Hình ảnh này tượng trưng cho khát vọng, hoài bão được chinh phục, khám phá thế giới.
Câu 4. Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
- Ước mơ: Được khám phá cuộc sống.
- Nhận xét: Đây là một ước mơ đẹp đẽ, có ích cho cuộc sống.
Câu 5. Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
– Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ về ước mơ của mình khi còn nhỏ.
– Đóng vai: Khi nghe con bày tỏ về ước mơ của mình, ba cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Ba nhớ lại khi còn nhỏ, mình cũng từng mơ ước như vậy. Chính vì vậy, ba hy vọng con có thể thực hiện được ước mơ của mình.
Câu 6. Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
– Hình ảnh cha và con: cha dắt con đi dạo trên bờ biển, bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.
– Nguyên nhân: Hình ảnh trên đã khắc họa tình cảm gắn bó, thắm thiết của cha và con.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7