Lớp 3

Soạn bài Nhớ Việt Bắc (trang 55)

Soạn bài Nhớ Việt Bắc sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về dấu hai chấm, góc sáng tạo Nét đẹp trăm miền trang 55, 56, 57, 58 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 4: Nhớ Việt Bắc – Bài 14: Anh em một nhà của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Nhớ Việt Bắc (trang 55)

Soạn bài phần Đọc: Nhớ Việt Bắc

Đọc hiểu

Câu 1: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng:

a) là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.

b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.

c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.

Trả lời:

Bài thơ là:

a) là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.

Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.

Trả lời:

Những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.

  • Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  • Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  • Ve kêu rừng phách đổ vàng
  • Rừng thu trăng rọi hòa bình

Câu 3: Tìm những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động.

Trả lời:

Những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động là:

  • Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
  • Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
  • Nhớ cô em gái hái măng một mình.
  • Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Câu 4: Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc?

– Học thuộc lòng 8 dòng thơ cuối.

Trả lời:

Những câu thơ nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc là:

  • Nhớ khi giặc đến giặc lùng
  • Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Luyện tập

Câu 1: Có thể thay bông hoa trong mỗi câu dưới đây bằng dấu câu nào? Dấu câu ấy được dùng làm gì?

Bông hoa

Trả lời:

Có thể thay bông hoa trong mỗi bằng dấu hai chấm. Dấu câu ấy được dùng đẻ liệt kê, giải thích sự vật, sự việc.

Câu 2: Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy viết tiếp vào vở câu dưới đây, trong câu có sử dụng dấu hai chấm:

Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý…

Trả lời:

Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý: cần cù, nghĩa tình, dũng cảm bảo vệ Tổ quốc,…

Soạn bài phần Góc sáng tạo: Nét đẹp trăm miền

Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em.

Gợi ý:

  • Đó là ngày tết (lễ hội) nào?
  • Ngày tết (lễ hội) diễn ra vào thời gian nào trong năm?
  • Mọi người thường làm gì trong những ngày đó?
  • Vào những ngày đó, em có cảm xúc như thế nào?

Nét đẹp trăm miền

b) Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết.

Gợi ý:

  • Đó là trang phục của dân tộc nào?
  • Trang phục đó gồm có những gì (áo, quần, váy, khăn,…)?
  • Trang phục đó có gì đặc biệt (chất liệu vải, hình dáng, màu sắc,…) khiến em yêu thích?

Nét đẹp trăm miền

Gắn vào bài viết tranh ảnh mà em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.

Nét đẹp trăm miền

Trả lời:

a) Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà,… Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.

b) Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một kiểu trang phục truyền thống riêng. Trong đó, em đã có lần được nhìn thấy tận mắt bộ trang phục của người phụ nữ HMông trong một chuyến du lịch vùng cao. Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len đội đầu được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay.

Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính vì vậy, để hoàn thành một bộ trang phục mất khá nhiều thời gian. Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng.

Nhìn những bộ trang phục được dệt bằng thổ cẩm nhiều màu sắc như vậy, em thấy rất đẹp và bắt mắt. Nếu có cơ hội, em rất muốn được mặc thử những bộ trang phục này.

Câu 2: Giới thiệu và bình chọn các đoạn văn hay.

Trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!