Soạn bài Ngưỡng cửa (trang 46)
Soạn bài Ngưỡng cửa sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, từ có nghĩa giống nhau, ôn chữ viết hoa E, Ê, nhận và gọi điện thoại trang 46, 47, 48, 49 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Ngưỡng cửa – Bài 4: Mái ấm gia đình của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Soạn bài Ngưỡng cửa (trang 46)
Soạn bài phần Đọc: Ngưỡng cửa
Đọc hiểu
Câu 1: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?
Gợi ý đáp án:
Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm về ngưỡng cửa là: Khi còn bé được bà và mẹ dắt tay chập chững tập đi men ở ngưỡng cửa.
Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?
Gợi ý đáp án:
Những hình ảnh trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ là: Nơi bố mẹ ngày đêm/ Lúc nào qua cũng vội.
Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?
Gợi ý đáp án:
Hình ảnh trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa là: Nơi bạn bè chạy tới/ Thường lúc nào cũng vui.
Câu 4: Em hiểu “con đường xa tắp” ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng:
a) Đường đến trường học
b) Đường đến nhà bạn bè
c) Đường đến tương lai
Trả lời:
Chọn ý c) Đường đến tương lai.
Luyện tập
Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: soi, xa tắp, thời tấm bé
Gợi ý đáp án:
Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: soi – nhìn, xa tắp – xa xăm, thời tấm bé – tuổi thơ.
Câu 2: Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được
Trả lời:
Em nhìn các bạn chơi đùa
Con đường xa xăm không thấy điểm dừng
Tuổi thơ em thích nhảy dây
Soạn bài phần Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về gia đình
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về gia đình.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình
Gợi ý đáp án:
Con nuôi
Cô giáo cho cả lớp xem bức ảnh chụp một gia đình. Có một cậu bé màu da khác với mọi người. Một bạn nam đứng dậy:
– Thưa cô, cậu ấy là con nuôi phải không ạ?
Cô khẽ mỉm cười:
– Tại sao con biết?
Bạn nam lắc đầu, tiu nghỉu ngồi xuống. Một cô bé bẽn lẽn thưa:
– Thưa cô, con biết rất nhiều về con nuôi ạ!”.
Có tiếng vặn hỏi ở dưới lớp:
– Thế con nuôi là gì?
Cô bé đứng thẳng dậy, ưỡn ngực, vẻ mặt tươi tỉnh, hai bím tóc lúc lắc, lúc lắc, dõng dạc nói:
– Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ chứ không phải từ trong bụng!
Bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình:
Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che chở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa những con người có quan hệ huyết thống máu mủ ruột rà với nhau. Cha mẹ luôn dành tình yêu thương của mình cho con cái, họ cũng là người có thể tha thứ mọi lỗi lầm khi con họ mắc lỗi, sẵn sàng cho những người con của họ cơ hội để sửa sai, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Cha mẹ cũng là người có thể dành tình cảm yêu quý vô điều kiện cho người con của mình, họ là những người cao cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời của mình cho những người con của họ.Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình thương, ở đó con người được sống là chính mình, được bao bọc và chở che bởi những người mà mình thương yêu nhất. Con người được sống, được vun đắp và được phát triển một cách toàn diện, trong môi trường đó.
Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống mỗi con người. Dù đi đâu xa, con người cũng không thể nào quên đi được thứ tình cảm cao quý ấy.
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính
- Cảm nghĩ của em.
Gợi ý đáp án:
- Tên bài đọc “Con nuôi”. Đề cao sự nuôi dưỡng của gia đình với trẻ em.
- Em thấy yêu gia đình hơn và trân trọng tình cảm gia đình.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa E, Ê
Câu 1: Viết tên riêng: Ê-đê
Câu 2: Viết câu: Em thuận anh hòa là nhà có phúc
Soạn bài phần Nói và nghe: Nhận và gọi điện thoại
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Điện thoại
Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:
– Cháu là Tuấn đây ạ.
Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:
– Chào cháu! Ông đây!
– Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?
– Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.
– Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháy sẽ nhắc ngay.
Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:
– Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.
– Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!
– Cháu cảm ơn ông.
– Ông chào cháu!
– Cháu chào ông ạ!
LÊ MINH
a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng:
- Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.
- Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì.
- Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:
- Nói năng lễ phép.
- Nói ngắn gọn.
- Nói thật to.
Đáp án:
a) Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên:
– Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm khác cách nói chuyện bình thường là:
– Nói năng lễ phép.
Câu 2: Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.
a) Phân vai: người gọi điện, người nhận điện
b) Các vai thực hiện việc phù hợp:
- Nhấn số để gọi
- Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng
- Nói lời đáp
c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại.
Gợi ý đáp án:
Phân vai: Hai nhân vật:
- Minh: Người gọi điện
- Hoa: Người nhận điện
Thực hiện đóng vai:
Hoa: Mình là Hoa đây ạ
Minh: Chào Hoa, tớ Minh đây!
Hoa: Chào Minh nhé! Có chuyện gì vậy bạn?
Minh: Mình gọi để hỏi xem bạn có cầm quyển sách Toán của mình không?
Hoa: À, sáng mình quên chưa trả Minh rồi. Mai gặp nhau ở lớp mình đưa cho Minh nhé
Minh: Được nhé, tạm biệt Hoa
Hoa: Cảm ơn! Tạm biệt Minh.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3