Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt – Kết nối tri thức 10
Đến với chương trình học của môn Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích.
THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 10: Nghệ thuật truyền thống của người Việt, đến các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung ngay sau đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt – Kết nối tri thức 10
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Trước khi đọc
Câu 1. Bạn đã biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thân vô giá này mà bạn thấy hứng thú.
- Nghệ thuật truyền thống của người Việt rất đa dạng, phong phú.
- Một số loại hình nghệ thuật như: Hát quan họ, ca trù…
Câu 2. Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, bạn nghĩ như thế nào về sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời?
Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời là vô cùng quý giá, đáng trân trọng.
Đọc văn bản
Câu 1. Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì?
Ở Việt Nam, nghệ thuật là biểu hiện sâu sắc nhất của tính nhân dân.
Câu 2. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?
Yếu tố: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo.
Câu 3. Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt?
Điều ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản: Khí hậu nhiệt đới
Câu 4. Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?
Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt: Tinh thần vô hình của mọi vật.
Câu 5. Kiến trúc Việt có những đặc trưng gì? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?
- Đặc trưng của kiến trúc Việt: hình khối và thể nằm ngang.
- Đặc trưng được thể hiện cụ thể qua: Thể hiện cái vĩ đại, sự bí ẩn và không tách rời với sở thích về đều đặn, đối xứng.
Câu 6. Nền điêu khắc Việt có những điểm gì đáng chú ý?
- Phụ thuộc vào kiến trúc.
- Thành công nhất ở điêu khắc gỗ.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?
– Mục đích: Giới thiệu về nghệ thuật truyền thống của người Việt.
– Câu văn: Ở Việt Nam, nghệ thuật, hơn những lĩnh vực khác, là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân .
Câu 2. Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính của văn bản.
Nghệ thuật truyền thống của người Việt:
- Nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt.
- Yếu tố tạo hưởng đến nghệ thuật Việt.
- Yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt.
- Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt.
- Đặc trưng của kiến trúc Việt.
– Những điểm đáng chú ý của nền điêu khắc Việt.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.
– Miêu tả đặc điểm của các công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng…
– Biểu cảm: Suy nghĩ của người viết về khiếu thẩm mĩ của người Việt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến nét văn hóa truyền thống Việt,…
– Nghị luận: Bàn luận về sự ảnh hưởng của tôn giáo, bàn về những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam…
=> Tác dụng: Giúp văn bản trở nên hấp dẫn, cụ thể và rõ ràng hơn.
Câu 4. Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? Nêu điều bạn có thể rút ra về cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin.
- Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản giúp người đọc hiểu được rõ ràng, cụ thể hơn.
- Triển khai thông tin trong văn bản thông tin: Theo từng đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng.
Câu 5. Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?
- Nhận xét: Tất cả các nghệ thuật khác đều phụ thuộc vào kiến trúc.
- Nguyên nhân: Nhận xét ngắn gọn, cho thấy được tầm quan trọng của kiến trúc.
Câu 6. Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
Gợi ý:
- Ví dụ: Công trình kiến trúc: Chùa Một Cột
- Có sự bảo lưu về kiến trúc: Tuân thủ đặc trưng về hình khối, sử dụng chất liệu gỗ, mái thấp…
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin mà bạn cho là thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10