Lớp 7

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng – Cánh diều 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Người đàn ông cô độc giữa rừng, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng
Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng – Cánh diều 7

Kiến thức Ngữ văn

1. Tiểu thuyết và truyện ngắn

– Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết.

– Truyện ngắn: Đã học chương trình Ngữ văn 6, tập 2.

2. Tính cách nhân vật, bối cảnh

– Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của chính nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác…

– Bối cảnh trong truyện chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian, địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng)….

3. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Ngôi kể thay đổi giúp nội dung trở nên phong phú, cách kể linh hoạt hơn.

4. Ngôn ngữ các vùng miền

– Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng.

– Tính đa dạng được thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:

  • Ngữ âm: Một từ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
  • Từ vựng: Các vùng miền khác nhau có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

1. Chuẩn bị

– Tóm tắt nội dung văn bản: An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chú, phải trốn đi. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi.

– Nhân vật chính: Võ Tòng. Nhân vật được nhà văn thể hiện qua những phương diện: cuộc đời và tính cách.

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể được thay đổi sang ngôi thứ ba, khi kề về cuộc đời của chú Võ Tòng.

– Truyện giúp hiểu thêm về cuộc sống và tính cách của con người mảnh đất phương Nam.

– Nhà văn Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở Tiền Giang. Các tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống của con người Nam Bộ.

– Đất rừng phương Nam là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Đoàn Giỏi, được nhiều người yêu thích. Tác phẩm còn được chuyển thể thành phim.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh: Khu rừng hoang sơ, vắng vẻ.

Câu 2. Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách… gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách… gợi lên ấn tượng về chú Võ Tòng là một người đàn ông từng trải, cô độc nhưng cũng rất chất phác, hào sảng và trọng tình nghĩa.

Câu 3. Chỉ ra dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể.

Người kể không còn xưng “tôi” – gọi “chú”. Mà nhân vật Võ Tòng được gọi bằng “gã”.

Câu 4. Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật?

Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật: Một con người gan dạ, dũng cảm. Cuộc đời gắn bó với núi rừng, phiêu bạt và gian truân.

Câu 5. Liên hệ hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng.

Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng đều là những việc làm dũng cảm.

Câu 6. Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện điều gì?

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện họ đều là những con người trọng tình trọng nghĩa.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về việc gì? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 2. Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả bằng lời về nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em.

Câu 3. Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng

Câu 4. Hãy nêu ra một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,…) trong văn bản để thấy truyện của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ

Câu 5. Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người và thiên nhiên của vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Xem thêm Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!