Lớp 7

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ – Kết nối tri thức 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Mùa xuân nho nhỏ, rất hữu ích.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Trước khi đọc

Câu 1. Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?

Thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, dịp Tết cổ truyền của dân tộc…

Câu 2. Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Vội vàng, Xuân Diệu)

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

(Ông đồ, Vũ Đình Liên)

Đọc văn bản

Câu 1. Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ.

  • Màu sắc: màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa.
  • Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện hót vang trời

Câu 2. Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.

– Hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm: Những sự vật nhỏ bé, gần gũi với con người.

– Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: Ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Sau khi đọc

Câu 1. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?

  • Mùa xuân được miêu tả qua những hình ảnh: sông xanh, hoa tím biếc, bầu trời cao rộng.
  • Cảm nhận về mùa xuân: yên bình, tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

Câu 2. Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: “ Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng ?”

  • Tiếng gọi “ơi con chim chiền chiện”: Nghe thật sôi nổi và tha thiết biết bao.
  • Câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long lanh rơi, rơi mãi.
  • Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn “tôi đưa tay tôi hứng” – người đang hứng tiếng hót hay là hạt mưa rơi. Khổ thơ đầu của “Mùa xuân nho nhỏ” đã khắc họa hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên thật độc đáo.

Câu 3. Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

  • Người cầm súng: chiến sĩ, người ra đồng: nông dân.
  • Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì Người chiến sĩ và người nông dân gắn gắn với hai nhiệm vụ lớn của đất nước lúc bấy giờ là chiến đấu và sản xuất.

Câu 4. Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước/ bốn ngàn năm
Vất vả và/ gian lao
Đất nước /như vì sao
Cứ đi lên/ phía trước

Vần chân: ao (lao – sao), nhịp 2/3 đan xen với 3/2

Câu 5. Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?

Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”: Những hình ảnh giản dị, nhỏ bé của thiên nhiên. Nhà thơ khao khát được cống hiến một phần nhỏ bé cho đất nước, cuộc đời. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, nên càng hiểu được khát khao mãnh liệt đó.

Câu 6. Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

  • “Tôi”: cá nhân, “Ta”: cộng đồng.
  • Việc thay đổi từ “tôi” sang “ta” đã cho thấy sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung; thể hiện khao khát của tác giả muốn hòa nhập vào cộng đồng, muốn cống hiến cho cuộc đời.

Câu 7. Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

– Mùa xuân vốn là khái niệm trừu tượng, nhưng tác giả lại dùng tính từ “nho nhỏ” để mùa xuân lại mang hình dáng nhỏ bé.

– Cảm xúc, suy nghĩ: Mùa xuân” là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nhiều tác giả đã viết về mùa xuân với những nét riêng. Khác với Mùa xuân chín của Hàn Mặc Từ, Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính hay Xuân lòng của Tố Hữu… Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang một ý nghĩa riêng. Mùa xuân trước hết mang ý nghĩa tả thực, là mùa đầu tiên trong năm. Khi đó, vạn vật bắt đầu đâm chồi nảy lộc, bừng dậy sức sống. Nhưng mùa xuân còn biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời. Kết hợp với từ “nho nhỏ” làm rõ đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, nhỏ bé và khiêm nhường thôi. Với nhan đề này, Thanh Hải đã bày tỏ mong muốn được làm một mùa xuân, nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Xem thêm Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!