Soạn bài Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân – Kết nối tri thức 10
Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân, rất hữu ích.
Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
Bạn đang xem: Soạn bài Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân – Kết nối tri thức 10
Soạn bài Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân
Trước khi đọc
Câu 1. Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?
Cụm từ “con rối” gợi đến một món đồ chơi. Vì món đồ chơi này rất quen thuộc với mỗi người.
Câu 2. Bạn đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này?
- Một số hiểu biết: Rối nước là một loại hình nghệ thuật, được biểu diễn dưới nước…
- Thắc mắc: Cách điều khiển con rối…
Trong khi đọc
Câu 1. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII.
Câu 2. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
Người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối.
Câu 3. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?
Việc bảo tồn, phát triển rối nước cũng như bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc đều đang gặp khó khăn, thách thức khi nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại xuất hiện đã hấp dẫn, thu hút hơn.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tóm tắt những thông tin chính của văn bản.
Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII. Múa rối thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ Tết; sau này rối vào thành phố, nhà hát… Nghệ thuật múa rối là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và kĩ thuật biểu diễn. Rối nước khác rối cạn là người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối. Giữa nhịp sống tốc độ thời cách mạng 4.0, rối nước vẫn được duy trì và bảo tồn.
Câu 2. Tìm trong văn bản những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt”.
- Múa rối thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ Tết.
- Đề diễn được trò rối nước, người ta phải dựng lên nhà rối (còn gọi là thủy đình) trên mặt ao làng, với lối kiến trúc mái chùa cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã…
- Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, được tạo hình ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ, tươi vui và dân dã.
- Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai.
Câu 3. Nêu đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản. Hãy phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai ấy.
– Văn bản được triển khai theo các khía cạnh:
- Nguồn gốc
- Không gian, thời gian biểu diễn
- Tạo hình, kĩ thuật biểu diễn
- Các loại hình múa rối nước
- Bảo tồn múa rối nước
– Việc triển khai theo cách này sẽ giúp cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện nhất.
Câu 4. Nêu nhận xét về phần sa-pô của văn bản, từ đó rút ra cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung.
- Phần sa-pô ngắn gọn, mang tính gợi mở vấn đề cho bài viết.
- Cách viết sa-pô: Đặt ở đầu văn bản, ngắn gọn và giới thiệu được nội dung của bài viết.
Câu 5. Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, bạn có thể nói điều gì?
Ví dụ: Kể về một số vở rối nước nổi tiếng.
Câu 6. Từ văn bản được học, hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của bạn về rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.
Cảm xúc, suy nghĩ: Trân trọng, yêu thích và ý thức được trách nhiệm bảo tồn và phát triển rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10